a. Ngành công nghiệp của nước ta có sự phân hóa về mặt lãnh thổ
- Những khu vực có mức độ tập trung cao là Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. Ở Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận hình thành nên 6 giải phân bố công nghiệp với sự chuyên môn hóa khác nhau từ Hà Nội tỏa ra các hướng:
+ Hải Phòng – Hạ Long – Cẩm Phả (cơ khí – khai thác than)
+ Đáp Cầu – Bắc Giang (vật liệu xây dựng, phân hóa học)
+ Đông Anh – Thái Nguyên (cơ khí, luyện kim)
+ Việt Trì – Lâm Thao (hóa chất, giấy)
+ Hòa Bình – Sơn La (thủy điện)
+ Nam Định – Ninh Bình – Thanh Hóa (dệt – may, điện, xi măng).
- Những khu vực có mức độ tập trung vừa là Duyên hải miền Trung với một số trung tâm công nghiệp như Đà Nẵng , Vinh, Quy Nhơn, Nha Trang,…
- Những khu vực có mức độ tập trung thấp là Tây Nguyên và Tây Bắc với một vài điểm công nghiệp.
b. Nguyên nhân sự phân hóa đó
- Những khu vực tập trung công nghiệp thường gắn với:
+ Có vị trí địa lí thuận lợi
+ Tài nguyên thiên nhiên phong phú, đặc biệt là tài nguyên khoáng sản.
+ Nguồn nhân công dồi dào, đặc biệt là nguồn nhân lực có trình độ khoa học kỹ thuật cao
+ Thị trường rộng lớn
+ Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật tốt.
- Ngược lại, những khu vực hoạt động công nghiệp chưa phát triển vì thiếu sự đồng bộ của cáccnha6n tố trên, đặc biệt là giao thông còn kém phát triển.
cơ cấu công nghiệp nước ta có sự phân hóa về mặt lãnh thổ :
+ Ở Bắc Bộ: ĐBSH và vùng phụ cận là khu vực có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất cả nước. Từ Hà Nội, hoạt động công nghiệp với chuyên môn hóa khác nhau lan tỏa đi nhiều hướng dọc theo các tuyến đường giao thông huyết mạch :
– Hà Nội – Hải Phòng – Hạ Long – Cẩm Phả : cơ khí, khai thác than, vật liệu xây dựng.
– Hà Nội – Đáp Cầu – Bắc Giang : vật liệu xây dựng, phân hóa học.
– Hà Nội – Đông Anh – Thái Nguyên : cơ khí, luyện kim.
– Hà Nội – Việt Trì – Lâm Thao : hoá chất, giấy.
– Hà Nội – Sơn La – Hoà Bình : thuỷ điện.
– Hà Nội – Nam Định – Ninh Bình – Thanh Hoá : dệt may, điện, vật liệu xây dựng.
+ Ở Nam Bộ (tiêu biểu là ĐNB, ĐBSCL): hình thành một dải phân bố công nghiệp, trong đó nổi lên các trung tâm công nghiệp hàng đầu cả nước như Tp. Hồ Chí Minh, Biên Hoà, Vũng Tàu, Thủ Dầu Một.
+ Duyên hải miền Trung : mức độ tập trung và các trung tâm thuộc loại trung bình : Đà Nẵng (quan trọng nhất), Vinh, Quy Nhơn, Nha Trang…
+ Ở các khu vực còn lại, nhất là vùng núi (Tây Nguyên, Tây Bắc), hoạt động công nghiệp phát triển chậm; phân bố rời rạc, phân tán. Ở vùng sâu, vùng xa hoạt động công nghiệp hầu như vắng mặt.
Nguyên nhân của sự phân hóa:
Sự phân hoá lãnh thổ công nghiệp nước ta là kết quả tác động của hàng loạt nhân tố
+Về Kinh tế-Xã hội : Đây là nguyên nhân quan trọng nhất tạo nên sự chênh lệch giữa các vùng. Bao gồm các nhân tố :
– Dân cư và nguồn lao động (nhất là lao động có kỹ thuật).
– Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất – kỹ thuật.
– Thị trường (đầu tư, cung cấp nguyên vật liệu, tiêu thụ sản phẩm).
– Đường lối, chính sách phát triển công nghiệp.
– Có lịch sử khai thác lâu đời.
+Về Tự nhiên: Đây là nguyên nhân quan trọng nhất tạo nên sự chênh lệch trong nội bộ vùng. Bao gồm :
– Vị trí địa lí : gần đầu mối giao thông vận tải, gần nơi tiêu thụ, thu hút nguồn nguyên liệu của các vùng khác.
– Tài nguyên thiên nhiên giàu có : đất, khí hậu, nước, tài nguyên biển, nhất là khoáng sản…
=> Những khu vực hoạt động CN ở mức độ thấp, chưa tập trung là những khu vực có các điều kiện không đồng bộ trên.