Để có được ngày hôm nay ông cha ta đã phải vượt qua vô vàn khó khăn gian khổ. Để có được thành công con người phải bền gan, vững chí, phải có lòng quyết tâm, kiên trì, tinh thần vượt khó. Nhằm giáo dục cho thế hệ trẻ về phẩm chất tinh thần đặc biệt ấy, trong một lần nói chuyện với thanh niên, Bác Hồ đã ân cần khuyên bảo:
"Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên."
Chỉ với vài câu thơ ngắn ngủi, Bác Hồ đã dạy bảo chúng ta một chân lí trong cuộc sống: Nếu có ý chí, quyết tâm thì dù công việc khó khăn đến đâu cũng có thể vượt qua.Chân lí đó đã được hiện thực cuộc sống khẳng định và chứng minh. Lời thơ của Bác vô cùng giản dị, dễ hiểu, giống như những lời nói thường ngày: Không có việc gì khó khăn, chỉ sợ ta không có ý chí, lòng kiên trì, sự nhẫn nại; công việc dù gian nan đến đâu, chỉ cần ta quyết chí thì ắt sẽ thành công. Hình ảnh “đào núi và lấp biển” chỉ là hình ảnh mang tính ước lệ, khái quát tượng trưng cho những công việc phi thường tưởng chừng khó thực hiện được. Bài thơ của Bác đã phản ánh một chân lí giàu tinh thần nhân văn: nếu có ý chí, sự nỗ lực con người nhất định sẽ đạt được ước mơ. Chân lí ấy giản dị biết bao và cũng có biết bao con người trên thế gian này đã mang hết sức lực của mình để chứng minh cho điều đó.
Những tấm gương trong cuộc sống mà thế hệ trước đã để lại cho con cháu bài học về sự kiên trì bền bỉ, vượt qua khó khăn gian khổ. Hẳn nhiều người biết đến câu chuyện, vợ chồng nhà bác học người Pháp Pi-e Quy-ri và Ma-ri Quy-ri, họ đã kì công trong bốn năm trời lọc đi lọc lại tám lần bã quặng để tìm được một phần mười gam chất phóng xạ Radium. Thế mới biết muốn tìm ra một nguyên tố hóa học cũng đòi hỏi sự bền bỉ, kiên trì mãnh liệt. Ca sĩ Ô-pê-ra nổi tiếng En-ri-cô Ca-xu-rô từng bị thầy giáo chê là thiếu chất giọng và không thể nào hát được. Lúc còn học phổ thông, Lu-I Pa-xtơ chỉ là một học sinh đứng thứ 15 trong số 22 học sinh về môn Hóa…
Đó là những tấm gương của người nước ngoài còn ở Việt Nam ta, không ai không biết đến tấm gương đầy nghị lực của thầy Nguyễn Ngọc Kí. Thuở nhỏ, thầy bị liệt cả hai tay không viết được. Trải qua bao đau đớn, bao khó khăn, chật vật của những lần bị chuột rút cuối cùng thầy đã có thể viết chữ bằng chân. Không những thế, chữ của thầy còn rất đẹp. Sau này, thầy trở thành người Nhà giáo ưu tú được nhiều thế hệ học sinh yêu mến, cảm phục. Thầy thực sự là một tấm gương lớn cho thế hệthanh niên Việt Nam. Tiếp sau thầy Nguyễn Ngọc Kí còn có nhà văn Mai Xuân Thưởng. Trong một vụ tai nạn giao thông, anh đã bị mất hai cánh tay nhưng vượt lên trên những mặc cảm, những khổ đau anh đã tự học rồi trở thành một nhà văn. Trong lao động sản xuất, ta có thể kể đến tấm gương của những bác Lương Định Của, bác sĩ Đặng Văn Ngữ, bác sĩ Phạm Ngọc Thạch… Bác Lương Định Của là một nhà bác học nghiên cứu về nông nghiệp. Để tạo một giống lúa mới có năng suất cao, có khả năng chống rầy tốt, bác phải làm việc vô cùng vất vả, khó nhọc. Hằng ngày từ tờ mờ đất bác đã ra ruộng lội bì bõm nghiên cứu, thử nghiệm đến tối mịt mới về. Qua nhiều vụ lúa dày công, một giống lúa mới được tạo lập đáp ứng tốt yêu cầu của tình hình đất nước đã ghi công sự kiên nhẫn, bền bỉ của bác trong nỗ lực đem lại sự no ấm cho cuộc đời…
Những trường hợp kể trên chỉ là một số trong vô vàn những tấm gương đầy nghị lực trong cuộc sống mà chúng ta không thể kể hết được. Còn nhiều hơn nữa những con người thành công, vượt qua mọi khó khăn gian khổ bằng khả năng của bản thân. Những nghị lực phi thường đó sẽđược đời sau tôn vinh. Còn với thế hệ chúng em, những tấm gương đó đã và đang động viên chúng em vượt qua khó khăn đồng thời tận dụng những thuận lợi của hoàn cảnh để cố gắng nỗ lực đạt được những thành tích tốt nhất trong học tập, sáng tạo.
Bốn câu thơ trên của Bác là một lời khuyên vô cùng quý báu. Bằng trí tuệ sắc sảo, Bác đã vạch ra chân lý đúng đắn nhất cho thế hệ trẻ, bằng trái tim tràn đầy tình yêu thanh niên, Bác đã ân cần khuyên nhủ, động viên mọi thế hệ hôm nay và mai sau có được phương pháp hành động và suy nghĩ đúng đắn để thành người có ích hơn cho xã hội, cuộc sống sẽ ấm lo hạnh phúc hơn.
Bạn tham khảo nhé !!
Để có được ngày hôm nay ông cha ta đã phải vượt qua vô vàn khó khăn gian khổ. Để có được thành công con người phải bền gan, vững chí, phải có lòng quyết tâm, kiên trì, tinh thần vượt khó. Nhằm giáo dục cho thế hệ trẻ về phẩm chất tinh thần đặc biệt ấy, trong một lần nói chuyện với thanh niên, Bác Hồ đã ân cần khuyên bảo:
"Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên."
Chỉ với vài câu thơ ngắn ngủi, Bác Hồ đã dạy bảo chúng ta một chân lí trong cuộc sống: Nếu có ý chí, quyết tâm thì dù công việc khó khăn đến đâu cũng có thể vượt qua.Chân lí đó đã được hiện thực cuộc sống khẳng định và chứng minh. Lời thơ của Bác vô cùng giản dị, dễ hiểu, giống như những lời nói thường ngày: Không có việc gì khó khăn, chỉ sợ ta không có ý chí, lòng kiên trì, sự nhẫn nại; công việc dù gian nan đến đâu, chỉ cần ta quyết chí thì ắt sẽ thành công. Hình ảnh “đào núi và lấp biển” chỉ là hình ảnh mang tính ước lệ, khái quát tượng trưng cho những công việc phi thường tưởng chừng khó thực hiện được. Bài thơ của Bác đã phản ánh một chân lí giàu tinh thần nhân văn: nếu có ý chí, sự nỗ lực con người nhất định sẽ đạt được ước mơ. Chân lí ấy giản dị biết bao và cũng có biết bao con người trên thế gian này đã mang hết sức lực của mình để chứng minh cho điều đó.
Những tấm gương trong cuộc sống mà thế hệ trước đã để lại cho con cháu bài học về sự kiên trì bền bỉ, vượt qua khó khăn gian khổ. Hẳn nhiều người biết đến câu chuyện, vợ chồng nhà bác học người Pháp Pi-e Quy-ri và Ma-ri Quy-ri, họ đã kì công trong bốn năm trời lọc đi lọc lại tám lần bã quặng để tìm được một phần mười gam chất phóng xạ Radium. Thế mới biết muốn tìm ra một nguyên tố hóa học cũng đòi hỏi sự bền bỉ, kiên trì mãnh liệt. Ca sĩ Ô-pê-ra nổi tiếng En-ri-cô Ca-xu-rô từng bị thầy giáo chê là thiếu chất giọng và không thể nào hát được. Lúc còn học phổ thông, Lu-I Pa-xtơ chỉ là một học sinh đứng thứ 15 trong số 22 học sinh về môn Hóa…
Đó là những tấm gương của người nước ngoài còn ở Việt Nam ta, không ai không biết đến tấm gương đầy nghị lực của thầy Nguyễn Ngọc Kí. Thuở nhỏ, thầy bị liệt cả hai tay không viết được. Trải qua bao đau đớn, bao khó khăn, chật vật của những lần bị chuột rút cuối cùng thầy đã có thể viết chữ bằng chân. Không những thế, chữ của thầy còn rất đẹp. Sau này, thầy trở thành người Nhà giáo ưu tú được nhiều thế hệ học sinh yêu mến, cảm phục. Thầy thực sự là một tấm gương lớn cho thế hệthanh niên Việt Nam. Tiếp sau thầy Nguyễn Ngọc Kí còn có nhà văn Mai Xuân Thưởng. Trong một vụ tai nạn giao thông, anh đã bị mất hai cánh tay nhưng vượt lên trên những mặc cảm, những khổ đau anh đã tự học rồi trở thành một nhà văn. Trong lao động sản xuất, ta có thể kể đến tấm gương của những bác Lương Định Của, bác sĩ Đặng Văn Ngữ, bác sĩ Phạm Ngọc Thạch… Bác Lương Định Của là một nhà bác học nghiên cứu về nông nghiệp. Để tạo một giống lúa mới có năng suất cao, có khả năng chống rầy tốt, bác phải làm việc vô cùng vất vả, khó nhọc. Hằng ngày từ tờ mờ đất bác đã ra ruộng lội bì bõm nghiên cứu, thử nghiệm đến tối mịt mới về. Qua nhiều vụ lúa dày công, một giống lúa mới được tạo lập đáp ứng tốt yêu cầu của tình hình đất nước đã ghi công sự kiên nhẫn, bền bỉ của bác trong nỗ lực đem lại sự no ấm cho cuộc đời…
Những trường hợp kể trên chỉ là một số trong vô vàn những tấm gương đầy nghị lực trong cuộc sống mà chúng ta không thể kể hết được. Còn nhiều hơn nữa những con người thành công, vượt qua mọi khó khăn gian khổ bằng khả năng của bản thân. Những nghị lực phi thường đó sẽđược đời sau tôn vinh. Còn với thế hệ chúng em, những tấm gương đó đã và đang động viên chúng em vượt qua khó khăn đồng thời tận dụng những thuận lợi của hoàn cảnh để cố gắng nỗ lực đạt được những thành tích tốt nhất trong học tập, sáng tạo.
Bốn câu thơ trên của Bác là một lời khuyên vô cùng quý báu. Bằng trí tuệ sắc sảo, Bác đã vạch ra chân lý đúng đắn nhất cho thế hệ trẻ, bằng trái tim tràn đầy tình yêu thanh niên, Bác đã ân cần khuyên nhủ, động viên mọi thế hệ hôm nay và mai sau có được phương pháp hành động và suy nghĩ đúng đắn để thành người có ích hơn cho xã hội, cuộc sống sẽ ấm lo hạnh phúc hơn.
Tuy tự nhận mình vốn không ham làm thơ nhưng Hồ Chí Minh lại là nhà thơ, nhà văn hóa lớn của Việt Nam và nhân loại. Đặc biệt, trong các tác phẩm của mình, Bác đã gửi gắm nhiều bài học quý báu một cách giản dị mà thấm thía: Hòn đá to, Bài ca sợi chỉ, Nghe tiếng giã gạo.
Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên
Những câu thơ trên chẳng những là một bài học kinh nghiệm quý báu mà còn chân lí khách quan nếu lòng không bền thì chẳng làm được việc gì. Tuy nhiên, nếu đã quyết chí thì việc dù lớn lao phi thường tưởng như không làm nổi: đào núi, lấp biển cũng có thể thành công. Đúng vậy, chúng ta chẳng cần phải tìm kiếm đâu xa, tấm gương lớn về sự bền chí chính là Bác Hồ – vị Lãnh tụ vĩ dại của dân tộc Việt Nam. Trong hoàn cảnh đất nước nô lệ, nhân dân lầm than, chàng thanh niên trẻ tuổi Nguyễn Tất Thành lấy tên là Nguyễn Văn Ba tay trắng ra đi tìm đường cứu nước. Cuộc sống tự lập với hai bàn tay trắng quả là rất khó khăn. Vậy mà, Người không chỉ dùng hai bàn tay ấy để kiếm sống mà còn đi khắp năm châu bốn bể tìm ra con đường cách mạng đúng đắn. Trải bao vất vả khó khăn, bao nguy hiểm gian nan, cuối cùng Người đã tìm ra con đường giải phóng và đã giải phóng đất nước khỏi gong cùm xiềng xích nô lệ. Nhờ có lòng kiên trì bền chí và nghị lực phi thường, Hồ Chí Minh đã được đến đáp xứng đáng.
Đất nước độc lập, nhân dân tự do là kết quà của lòng kiên trì bền bỉ của cả dân tộc Việt Nam trải qua hai cuộc kháng chiến trường kì chống Pháp và chống Mĩ để đến ngày thắng lợi. Một bên là những con người yêu chuộng hòa bình, quanh quẩn bên xóm làng đồng ruộng; một bên là hai đế quốc hung hãng hiếu chiến. Trong chiến tranh, chúng huy động tất cả sự hùng mạnh và hiện đại của mình bằng vũ khí tối tân nhất, lực lượng tinh nhuệ nhất. Tưởng như Việt Nam nhỏ bé không thể làm nổi kì tích. Và cũng đã có lúc, cách mạng ỏ vào tình thế nguy nan đến không thể gượng dậy. Nhưng toàn thể nhân dân ta không hề nao lòng nản chí quyết đi theo Đảng, theo Bác đến cùng để lập nên chiến công vĩ đại, giành thắng lợi vẻ vang.
Trong cuộc sống, không hiếm trường hợp nhờ nỗ lực, bền chìm con người có thể thay đổi số phận. Ta hãy nhìn vào những người tàn tật, khuyết tật. Họ thật đáng thương, đáng thông cảm. Nhưng tại sao trong số họ, có ngươi mãi mãi chỉ sống trong nỗi buồn tủi, trong sự day dứt, mãi mãi chỉ là gánh nặng và nỗi đau cho gia đình, những người thân; có người lại mang vinh quang về cho tổ quốc. Sự khác nhau chính ở ý chí và nghị lực. Nếu không có sức mạnh của ý chí, đức kiên chì bền bỉ thì việc cỏn con cũng chẳng làm nên. Song, nếu ta biết rằng có những người cụt một chân thi chạy, ngồi xe lăn mang Huy chương vàng về từ các cuộc thi thể dục thể thao khuyết tật thì ta mới hiểu đào núi, lấp biển không còn khó khăn là việc có thế làm nếu có ý chí, nghị lực và sự cố gắng. Ta cũng biết rơi vào con đường nghiện ngập thì rất ít hi vọng trở lại cuộc sống. Những con người ấy sẽ chìm đắm và dần dần giết chết bản thân trong khói thuốc và lầm lỗi. Bắt một con nghiện cai thì số con nghiện trở về con đường cũ chiếm đa số. Đó là những con người hèn kém, không có ý chí và nghị lực vươn lên, không có lòng kiên trì bền bỉ, có ý chí và nghị lực mạnh mẽ. Còn số ít người nghiện đã cai nghiện thành công, trở về cuộc sống bình thường, trở thành công dân có ích cho xã hội.
Nhìn ra thế giới, mọi người ai cũng khâm phục ý chí và sự bền bỉ kiên trì của hai vợ chồng nhà khoa học Pierre Curie và Marie Curie. Để tìm ra chất phóng xạ radium, họ đã kì công dòng dã bốn năm trời lọc đi lọc lại tám tấn bã quặng – công việc đòi hòi sự bền bỉ, nhẫn nại phi thường ở những con người bình thường.
Bài học quý báu, chân lí cuộc sống được Hồ Chí Minh đúc kết trong bốn câu thơ một cách cô đọng. Bài thơ cho ta nhận thức sâu sắc sức mạnh của ý chí, lòng kiên trì bền bỉ trong công việc. Đối với người học sinh, học tập là công việc chủ yếu. Học tập cũng cần sự bền chí, kiên trì. Nếu có được những đức tính quý báu đó, chúng ta sẽ luôn luôn đạt được kết quả khả quan trong học tập và trong lao động.