thí nghiệm: Trồng 2 chậu cây, một chậu cắt hết lá,còn chậu kia giữ nguyên lá
Lấy túi nilon trùm lại từ thân tới sát mặt đất(trong khoảng 1 giờ)
sau đó thấy hiện tượng:ở chậu cây có lá:hơi nước nhiều,thành túi nilon trong
ở chậu cây không lá:ít hơi nước,thành túi nilon mờ
Để chứng minh cây thoát hơi nước, ta có thể thử nghiệm các thí nghiệm sau:
+ Thí nghiệm 1:
Ta cần chuẩn bị: một chậu cây con, nước, một túi nilong trong suốt.
Bắt đầu thí nghiệm: Ta bọc túi nilong kín cây ( sát phần đất trong chậu). Rồi ta tưới nước cho cây. Sau khoảng 1 đến 2 tiếng, ta thấy túi nilong bị mờ đi. Vậy cây có thoát hơi nước.
+ Thí nghiệm 2:
Ta cần chuẩn bị: một cành cây tươi, một lọ nước đầy, một nút cao su có đục lỗ ( sao cho cành cây vừa khít với lỗ; nút khít với cổ lọ), một cái cân đồng hồ.
Bắt đầu thí nghiệm: Cho cành cây vào nút cao su, xong bịt nút cao su vào lọ nước đầy cho khít. Xong ta đặt lọ lên cân đồng hồ, ghi khối lượng lọ vào giấy. Sau khoảng 1 đến 2 tiếng, ta thấy khối lượng lọ bị giảm đi so với khối lượng ban đầu. Vậy cây đã thoát nước.
( Mình chỉ biết vài thí nghiệm này thôi, bạn lên GOOGLE tham khảo nhé! )
Thoát hơi nước là sự mất nước từ bề mặt lá qua hệ thống khí khổng là chủ yếu và một phần từ thân, cành
II. THOÁT HƠI NƯỚC QUA LÁ
1. Lá là cơ quan thoát hơi nước
- Lá có cấu tạo thích nghi với chức năng thoát hơi nước
* Khí khổng gồm:
+ 2 tế bào hình hạt đậu nằm cạnh nhau tạo thành lỗ khí, trong các tế bào này chứa hạt lục lạp, nhân và ti thể.
+ Thành bên trong của tế bào dày hơn thành bên ngoài của tế bào
+ Số lượng khí khổng ở mạt dưới của lá thường nhiều hơn ở mặt trên của lá
* Lớp cutin
+ Có nguồn gốc từ lớp tế bào biểu bì của lá tiết ra, bao phủ bề mặt là trừ khí khổng
+ Độ dày của lớp cutin phụ thuộc vào từng loại cây và độ tuổi sinh lý của lá cây (lá non có lớp cutin mỏng hơn lá già)
2. Con đường thoát hơi nước:
a. Qua khí khổng
- Đặc điểm:
+ Vận tốc lớn
+ Được điều chỉnh bằng việc đóng mở khí khổng
- Cơ chế điều chỉnh thoát hơi nước
Nước thoát ra khỏi lá chủ yếu qua khí khổng vì vậy cơ chế điều chỉnh quá trình thoát hơi nước chính là cơ chế điều chỉnh sự đóng- mở khí khổng
+ Khi no nước, thành mỏng của tế bào khí khổng căng ra làm cho thành dày cong theo → khí khổng mở. (Hình a)
+ Khi mất nước, thành mỏng hết căng và thành dày duỗi thẳng → khí khổng đóng lại. Khí khổng không bao giờ đóng hoàn toàn. (Hình b)
b. Qua lớp cutin
- Đặc điểm:
+ Vận tốc nhỏ
+ Không được điều chỉnh
- Cơ chế thoát hơi nước qua cutin:
+ Hơi nước khuếch tán từ khoảng gian bào của thịt lá qua lớp cutin để ra ngoài.
+ Trợ lực khuếch tán qua cutin rất lớn vfa phụ thuộc vào độ dày và đọ chặt của lớp cutin
+ Lớp cutin càng dày thì sự khuếch tán qua cutin càng nhỏ và ngược lại.
phải làm thí nghiệm rồi rút ra kết luận cứ thế mà làm