- Dân số nước ta phân bố không đồng đều giữa các vùng:
- Các vùng đồng bằng có mật độ dân số dày đặc, cao hơn mức trung bình của cả nước. Trong đó:
+ Đồng bằng sống Hồng là vùng có mật độ cao nhất cả nước năm 2003 là 1192 người/km2.
+ Các vùng có mật độ dân số khá cao là Đông Nam Bộ (476 người/km2), Đồng bằng sông Cửu Long (425 người/km2).
- Các vùng Tây nguyên và miền núi tập trung thưa thớt, vắng vẻ
+ Các vùng có mật độ dân số thấp là Tây Bắc ( 67 người/km2), Tây Nguyên (84 người/km2), cao nhất là Đông Bắc ( 141 người/km2)
- Mật độ dân số của nước ta trong năm 1989-2003 tăng, các vùng có mật độ dân số cao hơn trung bình nước ta là Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ.. Tuy nhiên mức độ tăng khác nhau giữa các khu vực
+ Tây nguyên tăng nhiều nhất từ 45 lên 84 người/ km2 ( do thực hiện chương trình di dân của Đảng và Nhà nước để phát triển vùng kinh tế mới)
+ Trung du miền núi Bắc Bộ tăng ít nhất từ 103 lên 115 người /km2
https://toploigiai.vn/giai-dia-9-bai-3-trang-14-dia-li-9
a, Chứng minh dân số nước ta phân bố không đều. Nêu nguyên nhân.
* Dân cư nước ta phân bố không đều.
- Không đều giữa đồng bằng với trung du, miền núi.
+ Dân cư tập trung đông đúc ở vùng đồng bằng và ven biển với mật độ rất cao
+ Ở trung du, miền núi dân cư thưa thớt, mật độ dân số thấp
- Không đều giữa thành thị và nông thôn
- Không đều giữa đồng bằng phía Bắc và đồng bằng phía Nam (d/c)
- Không đều ngay trong nội bộ của các vùng dân cư ( giữa ĐBSH và ĐBSCL)
* Nguyên nhân: Vùng đông dân hoặc thưa dân là kết quả tác động tổng hợp của nhiều nhân tố:
- Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
- Lịch sử định cư, khai thác lãnh thổ
- Trình độ phát triển kinh tế - xã hội và mức độ khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
b, Ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội nước ta và các phương hướng giải quyết.
* Ảnh hưởng: Ảnh hưởng lớn đến việc sử dụng lao động và khai thác tài nguyên của mỗi vùng.
- Trung du và miền núi có nhiều tài nguyên thiên nhiên những dân cư thưa thớt, lao động thiếu, trình độ thấp. Vì vậy hạn chế sự phát triển kinh tế xã hội của vùng.
- Ở các vùng đồng bằng, đất chật người đông, trong khi đó dân cư đông, lao động dồi dào đã gây sức ép mạnh mẽ đến môi trường, sự phát triển kinh tế xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống, làm nảy sinh nhiều vấn đề xã hội phức tạp, trong đó có vấn đề việc làm.
* Phương hướng giải quyết.
- Phân bố lại dân cư và lao động trên phạm vi cả nước và từng vùng.
- Phát triển kinh tế văn hóa xã hội ở miền núi.
- Hạn chế nạn di dân tự do.
Dân cư phân bố không đồng đều.
+Tập trung đông ở vùng đồng bằng và ven biển vì có khí hậu dễ chịu,kinh tế phát triển nhanh,cây trồng và vật nuôi thích nghi tốt.
+Thưa thớt ở vùng núi do khí hậu khắc nghiệt,giao thông khó khăn,cây trồng và vật nuôi khó phát triển