Viết: Luyện tập kể chuyện sáng tạo (Thực hành viết)

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
datcoder

Chọn 1 trong 2 đề sau:

1. Kể sáng tạo câu chuyện Một sáng thu xưa (trang 65 – 66).

2. Kể sáng tạo một câu chuyện em đã đọc ở nhà về thiếu nhi.

Nguyễn  Việt Dũng
30 tháng 6 lúc 12:52

Đề 1 trang 73 SGK Tiếng Việt 5 tập 2: Kể sáng tạo câu chuyện Một sáng thu xưa (trang 65 – 66).

Trả lời:

Hôm ấy, một buổi sáng mùa thu mát mẻ tại Đền Hùng, nơi Đại đoàn Quân tiên phong chúng tôi đang đóng quân ở đó. Thật vinh dự và tự hào khi được đón Bác ghé thăm, khoảng 8 giờ sáng Bác đến, tôi thật bất ngờ khi nhìn thấy bác một ông Cụ râu tóc bạc phơ với bộ quần áo ka ki sờn cũ cùng đôi dép cao su. Bác đi vào nhìn quanh một lượt những chiến sĩ được phân công ra đón Bác rồi Bác hỏi thăm sức khoẻ mọi người trong đại đoàn, ai nấy cũng mừng rỡ và đồng thanh trả lời Bác. Trong khi tất cả đang im lặng nghe Bác nói chuyện, đột nhiên Bác hỏi “Các chú có biết đề thờ ai đây không” Một đồng đội đứng cạnh Bác đã nhanh chóng trả lời “Đền thờ một ông vua ạ” nhưng đó chưa phải câu trả lời đúng và đầy đủ nhất, cán bộ chỉ huy chúng tôi đã trả lời Bác rằng đây là đền thờ Vua Hùng. Sau câu trả lời đó, Bác đã dạy cho chúng tôi một bài học vô cùng bổ ích về Đền Thờ Vua Hùng, công lao của các vị Vua Hùng đối với đất nước. Sau buổi gặp mặt ngày hôm đó, trong tôi luôn nhớ mãi đến lời dạy của Bác “ Các Vua Hùng đã có công dụng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”

Đề 2 trang 73 SGK Tiếng Việt 5 tập 2: Kể sáng tạo một câu chuyện em đã đọc ở nhà về thiếu nhi.

Luyện tập kể chuyện sáng tạo (Thực hành viết) trang 73 lớp 5 | Cánh diều Giải Tiếng Việt lớp 5

Gợi ý

Có thể kể sáng tạo theo một hoặc những cách sau:

– Thay đổi vai kể (người kể chuyện).

– Thay đổi, bổ sung một số từ ngữ, chi tiết mà không làm thay đổi nội dung chính của câu chuyện.

– Thay đổi mở đầu hoặc kết thúc câu chuyện một cách hợp lí.

Trả lời

Trong một lần tìm đọc các câu chuyện về những tấm gương thiếu nhi dũng cảm, em đã được biết đến câu chuyện Út Vịnh của nhà văn Tô Phương.

Câu chuyện kể về Út Vịnh - một cậu bé vừa dũng cảm lại có trái tim yêu thương mọi người. Nhờ có Út Vịnh thuyết phục, mà Sơn - một bạn học sinh nghịch ngợm, thường chơi thả diều trên đường tàu nhận ra sai lầm của mình và hứa sẽ không nghịch dại nữa. Những hành động dũng cảm nhất của Út Vịnh là khi cậu thành công giải cứu bé Lan khỏi nanh vuốt của tử thần.

Hôm đó, Út Vịnh đang ngồi làm bài tập ở nhà, thì bỗng nghe từng hồi còi tàu vang lên dồn dập. Cậu lấy làm lạ, có hôm nào mà tàu lại kéo còi từ xa và liên hồi như vậy đâu. Thế là, cậu liền chạy vội ra gần đường tàu để xem xét. Đến nơi, cậu giật mình khi nhìn thấy hai cô bé Lan và Hoa đang ngồi chơi chuyền trên đường tàu. Thấy tàu đang lao đến, Út Vịnh liền chạy về đường tàu, hét lên thật to để cho hai cô bé nghe thấy. Lúc này, Lan và Hoa mới giật mình nhìn lên, thấy tàu đang lao đến, sợ hãi vô cùng. Hoa vì giật mình nên ngã ra khỏi đường tàu, lăn xuống ruộng, thoát khỏi nguy hiểm. Còn Lan thì vì quá sợ hãi, nên đứng im một chỗ không dám cử động. Đúng giây phút nguy cấp, Út Vịnh lao nhanh về phía ray tàu, ôm chầm lấy Lan, lăn xuống mép ruộng. Nhờ sự dũng cảm và mạnh mẽ ấy của Vịnh, mà Lan được cứu sống trong gang tấc. Khi bố mẹ của Lan biết tin, đã chạy đến ôm chầm lấy Vịnh và cảm ơn cậu rối rít.

Nhân vật Út Vịnh trong câu chuyện đã khiến em rất ngưỡng mộ và thán phục. Cậu ấy chính là một người anh hùng nhỏ tuổi thực sự để chúng em học tập và noi theo.