Bài 28. Đường tròn ngoại tiếp và đường tròn nội tiếp của một tam giác

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
datcoder

Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn (O). Gọi H là trực tâm của tam giác ABC. Chứng minh rằng \(\widehat{BAH}=\widehat{OAC}\).

datcoder
24 tháng 10 lúc 17:06

Ta có $O A=O B$ (cùng bằng bán kính đường tròn ngoại tiếp $(O)$ của $\triangle A B C$ ) nên $\triangle \mathrm{OAC}$ cân tại O , do đó $\widehat{O A C}=\widehat{O C A}$ (tính chất tam giác cân).

Lại có $\widehat{O A C}+\widehat{O C A}+\widehat{A O C}=180^{\circ}$ (tổng ba góc của một tam giác)
Suy ra $2 \widehat{O A C}+\widehat{A O C}=180^{\circ}$
Nên $\widehat{O A C}=\frac{180^{\circ}-\widehat{A O C}}{2}=90^{\circ}-\frac{\widehat{A O C}}{2}$.
Gọi K là giao điểm của AH và BC . Khi đó AK là đường cao của tam giac ABC .
Xét $\triangle A B K$ vuông tại K có: $\widehat{A B K}+\widehat{B A K}=90^{\circ}$ (tổng hai góc nhọn của tam giác vuông)

Suy ra $\widehat{B A K}=90^{\circ}-\widehat{A B K}$ hay $\widehat{B A H}=90^{\circ}-\widehat{A B C}$. (2)
Mặt khác, xét đường tròn ( O ) có $\widehat{A B C}, \widehat{A O C}$ lần lượt là góc nội tiếp và góc ở tâm cùng chắn cung $A C$ nên $\widehat{A B C}=\frac{1}{2} \widehat{A O C}$. (3)

Từ (2) và (3) ta có $\widehat{B A H}=90^{\circ}-\frac{\widehat{A O C}}{2}$.
Từ (1) và (4) ta có $\widehat{B A H}=\widehat{O A C}$.