HỌC ĐI ĐÔI VỚI HÀNH
Từ xưa đến nay, dường như thời đại vẻ vang nào cũng có những tên tuổi sáng chói về tài năng và đức độ. La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp là một trong số đó. Con người “thiên tư sáng suốt, học rộng hiểu sâu” này đã dân lên vua Quang Trung bài tấu trong đó thể hiện rõ quan niệm của ông về học và đoạn trích “ Bàn luận về phép học thể hiện rõ tầm quan trọng của việc kết hợp giữa “học” và “hành” như ông bà ta thường nói : “Học đi đôi với hành”.
Đầu tiên ta hãy tìm hiểu : Học là gì? Học là quá trình tích lũy kiến thức từ thầy cô, bạn bè và tiếp thu những điều hay từ trong cuộc sống, xã hội. Học để hiểu được cái thâm thúy của cuộc sống, để mở mang đầu óc và phát triển tâm hồn. Hơn thế, học còn là vì tương lai của chính bản thân mình. Tục ngữ có câu : “ Nhân bất học bất tri lí” có nghĩa là người không học sẽ không có kiến thức, không có hiểu biết, con người đó sẽ không thể tồn tại trong xã hội hiện nay, mà luôn chìm đắm trong sự ngu dốt. Như Bác Hồ từng nói, giới trẻ có vai trò quan trọng trong việc xây dựng đất nước Việt Nam, giúp nước ta bước tới đài vinh quang để sánh vai cùng các cường quốc năm châu và con đường duy nhất để đạt được thành công này thì chỉ có một và một đó là HỌC.
Còn hành là gì? Hành có nghĩa là thực hành, là áp dụng những lý thuyết đã học vào thực tế, vào cuộc sống. Việc thực hành giúp chúng ta nắm chắc được kiến thức, nhớ bài lâu hơn, hiểu sâu hơn và cụ thể hơn những điều được học. Thực hành còn giúp ta có cảm giác hứng thú và chủ động hơn trong học tập, hiểu được vấn đề, nội dung bài học cặn kẽ hơn.
Nêu chỉ học mà không thực hành thì như ông bà ta thường ví von : “ Con tằm ăn dâu, đâu phải mà nhả dâu, mà là nhả tơ”, có nghĩa là con tằm ăn dâu mà không “ tiêu hóa” thì khác gì nó lại nhả ra đúng những gì đã ăn vào là dâu. Tương tự, con người có học màk hông hành thì cũng sẽ như con tằm không mang lại được một lợi ích gì cả, gây hậu quả lãng phí những kiến thực đã học.
Còn nếu chỉ hành mà không học thì sẽ không đạt được thành công do không có đủ kiến thức, không có đủ hiểu biết, thế là vô tình trở thành kẻ phá hoại.
Vì vậy, sự kết hợp giữa học và hành là yếu tố thực sự cần thiết để con người khẳng định được con đường chiếm lĩnh tri thức là đúng đắn, phát huy được tính sáng tạo trong học tập. Song song với việc thực hành những điểu trên, ta cần nhận ra được hậu quả của việc học vẹt và lười học, đừng như cái máy thu âm chỉ biết lặp lại những gì người khác nói và cũng đừng như con rôbot chỉ biết làm chứ không biết suy nghĩ, cả hai điều này đều rất tai hại. Như George Duhmel từng nói : “ Đừng sợ máy móc ủa bên ngoài mà hãy sợ máy móc cõi lòng”.
Qua tác dụng của việc “ học đi đôi với hành” đã cho ta thấy được quan điểm của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp luôn đúng ở mọi thời đại, đây là một phương pháp học đúng đắn và hiệu quả nhất. Vì thế, bắt đầu từ bây giờ cúng ta hãy áp dụng những kiến thức mình học được vào trong cuộc sống để việc học không trở nên nhàm chán, lãng phí và mỗi ngày đi học sẽ là một cuộc phiêu lưu mới.