Bài 1

Uchiha Madara

Cho mình 1 bài mẫu về viết thư UPU

KHINH LINH TỬ MỘC TRÀ
20 tháng 1 2021 lúc 20:19

Mẹ yêu quý của con!

Cũng đã 3 tuần rồi con chưa được gặp mẹ. Từ lúc đại dịch Covid-19 bùng lên, mẹ đã luôn phải túc trực ở bệnh viện. Để đảm bảo an toàn cho mọi người, mẹ đã không thể về nhà. Thế nhưng, mẹ đừng quá lo lắng về con và bố nhé. Hiện nay, con đã được nghỉ học ở nhà, còn bố thì vẫn đi làm bình thường. Tuy nhiên, cả con và bố vẫn luôn tuân thủ đúng theo những khuyến cáo của bộ y tế và lời mẹ dặn. Đi đâu con và bố cũng mang khẩu trang, và thường xuyên sát khuẩn tay nữa. Và tất nhiên, con và bố vẫn rất khỏe mạnh.

Thế nên, mẹ đừng quá lo lắng, mà hãy giữ gìn sức khỏe và tập trung cho công việc nhé. Con biết chắc hẳn giờ này mẹ đang rất mệt mỏi và nhớ nhà. Con và bố cũng nhớ mẹ lắm. Thế nhưng chúng ta phải cùng nhau cố gắng vượt qua. Con tin rằng, rồi chúng ta sẽ chiến thắng được đại dịch lần này một cách thành công. Chờ đến ngày đó, con và bố sẽ đến bệnh viện đón mẹ về nhà. Mẹ phải hứa với con là luôn giữ gìn sức khỏe và lạc quan lên. Mẹ nhé?

Bình luận (1)
︵✰Ah
20 tháng 1 2021 lúc 20:16

Bước 1: Xây dựng bài viết, Cách viết thư UPU.

Lập bố cục: Từng ý, từng đoạn liên kết nhau.

Tìm những chi tiết, hình ảnh, từ ngữ chính xác.

Tìm cách mở bài, kết bài sao cho tự nhiên, độc đáo, gây ấn tượng.

Tìm cách diễn đạt: Chú ý ngôn ngữ, sử dụng cách nói hình tượng, hình ảnh, các biện pháp tu từ, so sánh, cách đặt câu khẳng định, nghi vấn...

Bước 2: Viết theo dàn ý đã vạch ra.

Bước 3: Đọc, sửa chữa, hoàn chỉnh bức thư và cho vào phong bì thư.

Bước 4: Viết đầy đủ nội dung thông tin của Người gửi và Nơi nhận thư kèm mã bưu chính trên phong bì, dán kín và dán tem.

Bình luận (0)
︵✰Ah
20 tháng 1 2021 lúc 20:17

Bài mẫu 1

Kính gửi chiến sỹ đồn biên phòng đảo Phú Quý

Vậy là cháu vừa kết thúc chuyến du lịch vô cùng thú vị trên đảo Phú Quý. Được gặp gỡ và trải nghiệm cuộc sống trên đảo đúng như là một món quà quý dành cho cháu.

Gặp chú và những người dân nơi đây, cháu được nghe rất nhiều câu chuyện và biết thêm được rất nhiều điều. Nhưng điều mà cháu thấy hứng thú đặc biệt vẫn là cuộc sống trên đảo nay đã gần hơn với đất liền nhờ sóng di động công nghệ 3G, 4G.

Thế nên mới có câu chuyện vui là các chiến sỹ trên đảo Phú Quý thích xem bóng đá và đội tuyển Việt Nam thi đấu nhưng đến khi truyền hình chưa mua được bản quyền ASIAD 2018 thì cũng phải thử lên mạng kiếm các kênh như "Xôi lạc TV"...

Ông chủ homestay mà nhà cháu nghỉ lại cũng kể chuyện xem bóng đá lần đấy y như vậy. Trong khi đó hàng ngày ông đã có thể cập nhật hình ảnh và thông tin đảo trên fanpage Facebook homestay mà ông lập ra, qua đó thường xuyên kết nối với những lượt khách đã đến và thu hút thêm nhiều lượt khách đến đảo.

Những ngư dân mà nhà cháu gặp thì chia sẻ rằng nhờ có sóng di động phủ ra ngoài khơi xa nên trong hành trình đi biển thì người ở nhà cũng có phần yên tâm hơn vì liên lạc được một chút.

Và như cháu được biết thì rất nhiều đảo lớn nhỏ trên đất nước ta cũng đang có cuộc sống phát triển tương tự với sóng di động công nghệ mới nhất phủ ra được đến nơi. Điều này thật đáng vui mừng.

Nhưng đây cũng là lúc cháu nghĩ đến các chiến sỹ và người dân trên quần đảo Trường Sa, nơi tiền tiêu "đầu sóng ngọn gió" mà cháu chưa được đến bao giờ. Ngoài khoảng cách đường biển từ đất liền đi ra gấp 4-5 lần so với Phú Quý thì Trường Sa chắc hẳn vẫn còn "khoảng cách" lớn về thông tin liên lạc.

Trong câu chuyện mà nhà báo Trung Kiên báo Công luận kể lại chuyến đi mới đây, nữ phóng viên Thùy Châu báo Tuyên Quang vì muốn tác phẩm của mình “nóng hổi”, kịp ra số báo in nên chị đã rất chịu khó đợi đến nửa đêm khi ít người dùng điện thoại, mạng khoẻ hơn để leo lên boong tàu ngồi “canh sóng”.

Nhà báo Thùy Châu còn ví von là: “Việc đi chao sóng trên tàu để gửi bài giống như người đi câu cá. Ấy vậy mà đêm nào may mắn tìm đúng điểm “sóng rơi” thì cũng chỉ gửi được vài tấm ảnh về tòa soạn là tôi mừng rơi nước mắt. Có những hôm thức trắng đêm nhưng vẫn không tìm được sóng”.

Đọc được những câu chuyện như vậy thì cháu mới hình dung ra sóng di động khó khăn như thế nào ở Trường Sa. Và trong bức thư này cháu chỉ muốn chia sẻ hy vọng rằng sau này bằng những cách nào đó mà những cánh sóng kết nối Trường Sa với đất liền sẽ thuận lợi hơn.

Giờ thư cũng đã dài, cháu chúc chú và các chiến sỹ trên các vùng biển đảo luôn mạnh khỏe và an tâm đứng nơi "đầu sóng ngọn gió" bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc Việt Nam.

Bình luận (0)
LA.Lousia
20 tháng 1 2021 lúc 20:50

Bài mẫu 1

Kính gửi chiến sỹ đồn biên phòng đảo Phú Quý

Vậy là cháu vừa kết thúc chuyến du lịch vô cùng thú vị trên đảo Phú Quý. Được gặp gỡ và trải nghiệm cuộc sống trên đảo đúng như là một món quà quý dành cho cháu.

Gặp chú và những người dân nơi đây, cháu được nghe rất nhiều câu chuyện và biết thêm được rất nhiều điều. Nhưng điều mà cháu thấy hứng thú đặc biệt vẫn là cuộc sống trên đảo nay đã gần hơn với đất liền nhờ sóng di động công nghệ 3G, 4G.

Thế nên mới có câu chuyện vui là các chiến sỹ trên đảo Phú Quý thích xem bóng đá và đội tuyển Việt Nam thi đấu nhưng đến khi truyền hình chưa mua được bản quyền ASIAD 2018 thì cũng phải thử lên mạng kiếm các kênh như "Xôi lạc TV"...

Ông chủ homestay mà nhà cháu nghỉ lại cũng kể chuyện xem bóng đá lần đấy y như vậy. Trong khi đó hàng ngày ông đã có thể cập nhật hình ảnh và thông tin đảo trên fanpage Facebook homestay mà ông lập ra, qua đó thường xuyên kết nối với những lượt khách đã đến và thu hút thêm nhiều lượt khách đến đảo.

Những ngư dân mà nhà cháu gặp thì chia sẻ rằng nhờ có sóng di động phủ ra ngoài khơi xa nên trong hành trình đi biển thì người ở nhà cũng có phần yên tâm hơn vì liên lạc được một chút.

Và như cháu được biết thì rất nhiều đảo lớn nhỏ trên đất nước ta cũng đang có cuộc sống phát triển tương tự với sóng di động công nghệ mới nhất phủ ra được đến nơi. Điều này thật đáng vui mừng.

Nhưng đây cũng là lúc cháu nghĩ đến các chiến sỹ và người dân trên quần đảo Trường Sa, nơi tiền tiêu "đầu sóng ngọn gió" mà cháu chưa được đến bao giờ. Ngoài khoảng cách đường biển từ đất liền đi ra gấp 4-5 lần so với Phú Quý thì Trường Sa chắc hẳn vẫn còn "khoảng cách" lớn về thông tin liên lạc.

Trong câu chuyện mà nhà báo Trung Kiên báo Công luận kể lại chuyến đi mới đây, nữ phóng viên Thùy Châu báo Tuyên Quang vì muốn tác phẩm của mình “nóng hổi”, kịp ra số báo in nên chị đã rất chịu khó đợi đến nửa đêm khi ít người dùng điện thoại, mạng khoẻ hơn để leo lên boong tàu ngồi “canh sóng”.

Nhà báo Thùy Châu còn ví von là: “Việc đi chao sóng trên tàu để gửi bài giống như người đi câu cá. Ấy vậy mà đêm nào may mắn tìm đúng điểm “sóng rơi” thì cũng chỉ gửi được vài tấm ảnh về tòa soạn là tôi mừng rơi nước mắt. Có những hôm thức trắng đêm nhưng vẫn không tìm được sóng”.

Đọc được những câu chuyện như vậy thì cháu mới hình dung ra sóng di động khó khăn như thế nào ở Trường Sa. Và trong bức thư này cháu chỉ muốn chia sẻ hy vọng rằng sau này bằng những cách nào đó mà những cánh sóng kết nối Trường Sa với đất liền sẽ thuận lợi hơn.

Giờ thư cũng đã dài, cháu chúc chú và các chiến sỹ trên các vùng biển đảo luôn mạnh khỏe và an tâm đứng nơi "đầu sóng ngọn gió" bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc Việt Nam.

Bình luận (0)
Uchiha Madara
21 tháng 1 2021 lúc 17:07

Cảm ơn

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
ABCXYZ
Xem chi tiết
hihi4832m
Xem chi tiết
Hina Kim
Xem chi tiết
miru _ chan
Xem chi tiết
Quỳnh Như
Xem chi tiết
nayeonlands2209
Xem chi tiết
Nhw Tuong
Xem chi tiết
tô hương lan
Xem chi tiết
(=Tinh Nhi =)
Xem chi tiết