Văn bản ngữ văn 8

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
ánh tuyết nguyễn

Cho đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới:

* Một vài người xả rác hại cả khu phố

Rác thải làm giảm 30-40% năng lực thoát nước của cống. Nhiều chuyên gia cho rằng, với tình trạng không ít người dân thiếu ý thức đem rác nhà mình lấp xuống lỗ cống như hiện nay, thì cho dù thành phố có sắm thêm hàng trăm cái “siêu máy bơm” đi nữa cũng không giải quyết được ngập.

Theo khảo sát của PV Báo Lao Động, khắp các tuyến đường từ phía tây như Q.Tân Phú, Tân Bình, Q.6, Bình Tân cho đến phía đông là Thủ Đức, Q.9, Bình Thạnh; hay phía nam là Q.7, Nhà Bè… đâu đâu đều có cảnh lấp miệng cống thoát nước để tránh mùi hôi, cũng như rác sinh hoạt được người dân vứt bừa bãi trên đường, nhất là ở những miệng cống thoát nước.

Ngồi trên miệng cống thoát nước để móc rác sau cơn mưa chiều 14.11 vừa qua, anh Nguyễn Văn Biên, ngụ đường Nguyễn Xí (Q.Bình Thạnh) không khỏi bức xúc. Theo anh Biên, hễ mưa xuống là con đường này ngập. Chuyện đường thấp, hệ thống thoát nước không đủ tải khi mưa lớn gây ngập là chuyện ai cũng biết. Thế nhưng, ít ai biết nguyên nhân khiến con đường này vừa ngập nặng và ngập lâu sau cơn mưa lại có phần đóng góp không nhỏ từ phía nhiều người dân. “Hàng loạt bịch rác lớn từ những hộ dân sống ven đường thi nhau trôi về hướng miệng cống thì nước rút đường nào?” - anh Biên bức xúc.

Thực tế, hằng ngày đều có người thu gom rác ở các nhà dân, hộ kinh doanh theo một giờ giấc nhất định. Thay vì chờ đến gần giờ thu gom để đem rác ra ngoài thì người dân vô tư thích để rác lúc nào thì để, và thường chọn các miệng cống thoát nước để ném rác. Có người để rác cả đêm, cả ngày ở miệng cống và trước khi người thu gom rác tới thì số rác này đã bị trôi xuống cống theo một cơn mưa bất chợt không báo trước. “Chuyện này ai cũng thấy nhưng đâu có dám nhắc, vì nếu mình nhắc thì họ xoay qua hỏi: Cống của nhà bà à?” - bà Nguyện Thị Lan - một hộ dân sống ở đường Hồ Học Lãm (Q.Bình Tân) - ngao ngán nói.

Theo chân một đội công nhân nạo vét cống trên đường Phan Xích Long - quận Phú Nhuận (thuộc Cty TNHH MTV Thoát nước đô thị TPHCM), chúng tôi mới thấy hết sự thiếu ý thức của không ít người dân. Khi nắp cống mở ra, dưới lòng cống nước đen ngòm là vô số các túi nilon, hộp cơm, các tấm xốp, thậm chí có cả các bao nhỏ bên trong toàn là quần áo cũ, giẻ rách. Một công nhân nạo cống cho biết, không riêng tuyến cống này, mà nhiều tuyến cống thoát nước khác cũng tương tự. Chỉ 1 tháng sau khi trầm mình xuống vét rác dưới cống, lần sau quay lại các tuyến cống thì rác lại đầy. Nguyên nhân do chính những người ở tại chỗ bỏ xuống. “Người ta xem miệng các hầm ga thu nước là thùng rác, nên mọi thứ rác rưởi người ta đều nhét vào đó. Rồi xe cộ qua lại, cán phải, rác bị cuốn đi khắp phố phường. Gặp mưa rác chui hết vào cống, đó là nguyên nhân gây ngập, rồi lại trách chính quyền” - công nhân này bức xúc.

Hồi giữa tháng 10 vừa qua, tuyến hẻm 183 Cây Trâm (phường 8, quận Gò Vấp) ngập 3 ngày không rút, người dân như sống ở vùng sông nước. Thấy vậy, Công ty TNHH MTV Thoát nước đô thị TPHCM đã cử công nhân, kỹ sư và cả xe bồn chuyên dụng để thông cống. Sau khơi thông, nước vẫn không rút. Chỉ đến khi tìm ra “thủ phạm” là một mảng bêtông chặn cống thoát nước và lấy ra thì nước mới rút. Nguyên nhân do người dân tại một con hẻm gần đó đặt mảng bêtông xuống cống để chống ngập cho hẻm nhà mình nhưng gây ngập hẻm khác.

Rác thải làm giảm 30-40% năng lực thoát nước

Ông Bùi Quang Trường - Trưởng phòng Quản lý hệ thống nước mưa TPHCM (Cty TNHH MTV Thoát nước đô thị TPHCM) - cho biết tình trạng người dân vứt rác hoặc để vật cản như gạch, gỗ, bao nilon ở miệng cống thoát nước nhằm tránh mùi hôi diễn ra khá phổ biến. Vào đầu mỗi mùa mưa, công nhân của công ty thường xuyên kiểm tra những vị trí bị bít lại. Thế nhưng, nhiều khi công nhân đến lấy những vật cản đi, người dân không cho hoặc sau đó dùng vật khác che lại, nói trời mưa sẽ tháo dỡ nhưng rồi họ lại “quên”. Theo đó, cứ hễ mưa lớn hay mưa vừa là rác lập tức theo dòng nước xuống cống, lại thêm miệng cống bị bít nên gây ngập là đương nhiên. Theo ông Trường, ở các điểm thường xuyên ngập, công ty cử công nhân vớt rác trước, trong và sau khi mưa; nhưng cũng chỉ được một phần của 1.400km cống và 80.000 hầm ga mà đơn vị này quản lý.

( Theo Minh Quân, Báo Lao động, ngày 18/11/ 2017)

1) Đoạn văn trên gợi cho em nhớ về văn bản nào trong chương Ngữ Văn 8? Sử dụng phương thức biểu đạt nào?

2) Em hãy nêu nội dụng của đoạn văn trên?

3) a) Tìm câu ghép có trong đoạn văn? Xác định quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu?

b) Tìm từ tượng hình và từ tượng thanh có trong đoạn văn?


Các câu hỏi tương tự
Big City Boy
Xem chi tiết
Trần Huỳnh Nhật Linh
Xem chi tiết
namblue
Xem chi tiết
namblue
Xem chi tiết
namblue
Xem chi tiết
Đặng Khánh Ngọc
Xem chi tiết
Đặng Khánh Ngọc
Xem chi tiết
Đặng Khánh Ngọc
Xem chi tiết
Đặng Tuấn Phong
Xem chi tiết