Văn bản ngữ văn 7

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Minh Anh

Cho đoạn văn sau:

Học sinh chào mỗi khi gặp thầy giáo, cô giáo là một hành vi văn hóa bình thường, cũng giống như lúc ta chào bất kì một ai đó. Nhưng rõ ràng đứng trước thầy giáo, cô giáo, ta chào là để biểu thị một thái độ kính trọng, lễ phép với một người trên, xét ở mọi góc độ (tuổi tác, học vấn, tư cách...). Chào thầy giáo, cô giáo còn là một biểu hiện tiếp nối truyền thống tốt đẹp ngàn đời của dân tộc "tôn sư trọng đạo". Chào thầy dạy ta, dĩ nhiên là ở nhiều nơi ta gặp, nhưng có tình huống chào thầy đặc biệt: đó là chào thầy trước giờ vào tiết học. Hầu như ở mọi lớp học hay giảng đường trên khắp thế giới, khi thầy giáo, cô giáo bước vào lớp, mọi thành viên trong lớp đều chào bằng hình thức đứng nghiêm, mắt nhìn thắng, hướng về phía thầy. Người thầy cũng từ tốn đáp lại bằng cách đứng nghiêm trên bục giảng, mắt hướng về học sinh, khẽ nghiêng mình hoặc gật đầu, hoặc nở một nụ cười, rồi vẫy tay mời tất cả ngồi xuống (hoặc nói: "Chào tất cả các em, mời các em ngồi"). Không khí lúc bấy giờ thật tĩnh lặng, trang nghiêm, xúc động. Dù trước đó, mọi người có ồn ào, bận bịu về chuyện riêng đến mấy, cũng đều nghiêm túc thu xếp lại, để bắt tay vào giờ học. Ấy vậy mà nhiều học sinh bây giờ hình như quên hẳn điều đó. Hoặc có thể họ tự cho rằng đấy là một thủ tục hình thức, không cần hoặc làm chiếu lệ cũng được. Có trường hợp, khi thầy đã vào lớp, họ đang bận việc gì đấy nên ngại đứng dậy. Cứ ngồi ì, hoặc nếu không bận thì họ cứ thản nhiên nói chuyện, thản nhiên nhìn thầy, liếc xung quanh, mặc ai chào thì chào. Cũng có khi học sinh không đứng hẳn lên, chỉ nhổm người lấy lệ. Còn có học sinh ngồi phía sau yên trí đã có bạn đứng che phía trước, nên cứ ung dung ngồi, cho rằng thầy, cô không nhìn thấy. Rất tiếc cho các bạn là các thầy, cô giáo thường rất nhạy cảm, cho nên những trường hợp như thế cũng khó qua được cảm nhận của người thầy...Các bạn đừng cho việc này là vặt vãnh nhé. Người Việt Nam có câu: "Lời chào cao hơn mâm cỗ". Đó là cách ứng xử văn hóa của bất kì một cuộc giao tiếp nào, chứ không chỉ nói ở nơi học đường. Trong các trường học, thường có khẩu hiệu : "Tiên học lễ, hậu học văn". Chào thầy, cô giáo là một biểu hiện của khẩu hiệu treo trước mặt đấy! Về chuyện chào, người ta kể rằng: Có một lần A.Đuy-ma, nhà văn người Pháp nổi tiếng, đang mải mê trên bàn viết, thì người bạn của ông đến chơi. Ông định đứng dậy chào, thì các bạn của ông (vì nể ông) liền xua tay tỏ vẻ thông cảm: "Ồ, anh cứ viết tiếp đi, kệ chúng tôi, đứng dậy làm gì!" A.Đuy-ma liền trả lời, giọng dứt khoát: "Các vị sao lại thế? Không phải tôi đứng lên, mà nền văn hóa của tôi đứng lên".

(Theo TS. Phạm Văn Tình, Báo Khuyến học Dân trí, số 46)

a) Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là gì?

b) Tác giả đề xuất ý kiến gì. Đó gọi là luận đề được không (nếu hiểu luận đề là vấn đề cần bàn luận)? Hãy nêu luận đề trong một câu văn ngắn gọn.

c) Để thuyết phục người đọc, tác giả đã nêu ra hệ thống ý chính nào?

d) Để phục vụ cho các ý chính đã nêu trên, người viết đã có nhiều lí lẽ và dẫn chứng. Hãy chỉ ra các lí lẽ, dẫn chứng ấy.

e) Vấn đề văn bản nêu ra có đề cập tới vấn đề trong thực tế không? Em có tán thành ý kiến của văn bản trên không? Vì sao? Hãy viết câu trả lời thành một đoạn văn ngoắn khoảng 5-7 câu.

g) Em có thể tách văn bản thành mấy phần? Nêu căn cứ tách.


Các câu hỏi tương tự
Ngọc Nguyễn Như
Xem chi tiết
qwerty
Xem chi tiết
Trang Seet
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Thúy
Xem chi tiết
Trương Khánh Ly
Xem chi tiết
Huyền Anh Kute
Xem chi tiết
Huyền Anh Kute
Xem chi tiết
Hạo LÊ
Xem chi tiết
Huyền Anh Kute
Xem chi tiết