Cho đoạn văn:
"Cai lệ tát vào mặt ... kẻ thiếu sưu"
(Tức nước vỡ bờ - Ngô Tất Tố)
1.Nhan đề văn bản có gì đặc biệt ? Cách đặt tên như vậy có ý nghĩa gì ?
2.Tìm và đặt tên cho các trường từ vựng trong đoạn trích trên
3.Đoạn trích giúp em hiểu thêm gì về vẻ đẹp của người phụ nữ nông dân trong xã hội phong kiến ?
1. Nhan đề văn bản : chính là một câu tục ngữ
Ý nghĩa :
Tức nước vỡ bờ một nhan đề có sức gợi hình cao, nhan đề do chính tác giả đặt tên đã bao quát toàn bộ nội dung của đoạn trích. Nhan đề dùng chính thành ngữ của người Việt để nói lên ở đâu có áp bức ở đó có sự đấu tranh, chống cự.
Trước Cách mạng tháng 8 đối tượng nghèo đói, khổ cực nhiều nhất là người nông dân, đối tượng bị áp bức và bóc lột cũng là người nông dân. Họ là những con người hiền lành chất phác,lương thiện chăm chỉ làm lụng nhưng nếu một ngày nào đó bị áp bức quá mức đẩy đến bờ vực giữa sự sống và cái chết họ sẽ vùng dậy, đánh bại mọi thế lực áp bức.
Chị Dậu khi bị đàn áp đã vùng lên đánh lại cái lệ cùng với người nhà lí trưởng một cách quyết liệt, mạnh mẽ, “Con giun xéo lắm cũng quằn” con người khi bị đẩy đến cùng cực sẽ phản kháng, đây cũng là sức mạnh tiềm tàng của những người nông dân.