Hướng dẫn soạn bài Bài học đường đời đầu tiên

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
bui xuan dieu

Cho đoạn trích sau:

Đất nước là nơi dân mình đoàn tụ

Đất là nơi chim về

Nước là nơi Rồng ở...

(Nguyễn Khoa Điềm,''Mặt đường khát vọng'')

a)Đoạn trích trên gợi cho em nhớ đến văn bản truyền thuyết nào đã học?Hình ảnh ''Chim''và''Rồng'' ở đây nói về hai nhân vật nào trong tác phẩm đó?

b)Các văn bản truyền thuyết thường chứa đựng nhiều yếu tố kì ảo.Em thấy những chi tiết kì ảo nào trong văn bản truyền thuyết mà em đã xác định.Các chi tiết kì ảo đó có vai trò gì trong truyện?

c)Viết đoạn văn ngắn(khoảng 20 dòng)nêu suy nghĩ của em về lòng tự hào dân tộc được thể hiện qua truyền thuyết ấy.

Pham Thuy Tien
5 tháng 2 2019 lúc 18:25

Câu trả lời :

a) Đó là truyền thuyết Con rồng cháu tiên, truyền thuyết mà em đã học.

b) Việc kết duyên của Lạc Long Quân và Âu Cơ có điểm kì lạ:

- Đây là mối lương duyên giữa con trai thần Long Nữ dưới nước và con gái dòng họ Thần Nông trên cạn

- Âu Cơ sinh ra bọc trăm trứng, từ trăm trứng nở ra một trăm người con trai, đàn con không cần bú mớm và tự lớn lên như thổi, khôi ngô, khỏe mạnh

- Lạc Long Quân và Âu cơ chia con thành hai ngả: năm mươi xuống biển cùng cha, năm mưới lên rừng cùng mẹ

- Người Việt là con cháu của vua Hùng, con Rồng cháu Tiên.

Trong truyền Con Rồng, cháu Tiên, những chi tiết này có vai trò tô đậm tính chất kì lạ, đẹp đẽ của các nhân vật (Lạc Long Quân và Âu Cơ), đồng thời chứng tỏ người Viẹt có nguồn gốc khác thường, rất cao quý và đẹp đẽ. Qua việc thần kì hoá, linh thiêng hoá nguồn gốc dân tộc, nhân dân ta muốn nhắn nhủ người đời sau hãy luôn luôn tự hào, tôn kính tổ tiên mình. Các chi tiết tưởng tượng, kì ảo trong truyện vừa phản ánh một trình độ hiểu biết nhất định ở giai đoạn lịch sử sơ khai, vừa là kết quả của óc tưởng tượng phi thường của người Lạc Việt.

c) Đối với dân tộc Việt Nam, lòng yêu nước, tự hào dân tộc không chỉ là một tình cảm tự nhiên, mà nó còn là sản phẩm của lịch sử được hun đúc từ chính lịch sử đau thương mà hào hùng của dân tộc Việt Nam. Lịch sử mấy nghìn năm của dân tộc Việt Nam là lịch sử đấu tranh giành lại và bảo vệ nền độc lập từ tay kẻ thù xâm lược. Chính vì vậy mà tinh thần yêu nước đã ngấm sâu vào tình cảm, vào tư tưởng của mỗi người dân Việt Nam qua tất cả các thời đại, làm nên một sức mạnh kỳ diệu, giúp cho dân tộc ta đánh thắng hết kẻ thù này đến kẻ thù khác cho dù chúng có hùng mạnh đến đâu. Điều này đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh tổng kết: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta…”, được tiếp nối từ đời này sang đời khác, từ thế hệ đi trước đến thế hệ sau.
Từ bao đời nay, lòng yêu nước và tinh thần tự hào dân tộc đã ngấm sâu vào huyết quản mỗi người con đất Việt, đã trở thành một tình cảm rât đỗi tự nhiên. Ngày còn học cấp một, lần đầu tiên nghe lời Bác dạy: “Dân tộc Việt Nam có bước lên đài vinh quang sánh vai với các cường quốc nám cháu được hay không, một phần lớn chính ờ cóng học tập của các cháu", trong lòng tôi đã sáng lên một niềm tự hào lớn lao – mình là hi vọng của đất nước! Vì thế tôi cũng băn khoăn câu hỏi. "Năm châu như thế nào nhi? Nước Việt Nam mình có lớn bằng năm châu không? Lớn dần lên, tôi vẫn luôn tìm kiểm những giải đáp cho câu hỏi của minh, nước Việt Nam ta nhỏ hay không nhỏ?

Lời dạy của Bác Hồ từ ngày thơ ấu đã luôn trong trái tim tôi, nhắc nhớ tôi ý thức về trách nhiệm của mình trong việc trả lời cho câu hỏi “Việt Nam ta nhỏ hay không nhỏ?”. Tôi nghĩ, có lẽ không chỉ tôi mà tất cả chúng ta – tuổi trẻ Việt Nam – đều luôn trăn trở và nỗ lực hành động VÌ câu trả lời: Việt Nam ta không nhỏ.

Tick mik nha


Các câu hỏi tương tự
nguyễn thị thúy
Xem chi tiết
Trần Ngọc Uyên Nhi
Xem chi tiết
nguyen thi hop
Xem chi tiết
Hoàng Dương
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
LÊ HOÀNG PHƯƠNG THẢO
Xem chi tiết
Ha-yul
Xem chi tiết
Yêu Hoàng~
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết