Hướng dẫn soạn bài Bài học đường đời đầu tiên

nguyen thi hop

d. (2.5 điểm) Viết một đoạn văn (7 – 10 câu) nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp và tính cách của nhân vật được tác giả khắc hoạ trong đoạn trích trên. Ghi ra một cụm động từ có trong đoạn văn em đã viết và gạch chân phần trung tâm.

Câu 2: (5 điểm)

Bình minh và hoàng hôn là những thời khắc đẹp trong ngày. Em hãy miêu tả một buổi bình minh hoặc hoàng hôn ấn tượng đã in đậm trong tâm trí em.

>> Tham khảo thêm: Tổng hợp đề ôn tập ở nhà lớp 6 môn Ngữ văn - Nghỉ dịch Corona (09/3 - 14/3)

Đề ôn tập ở nhà Ngữ văn lớp 6 - Tuần 3 - Tháng 3

Câu 1: (3 điểm)

a. (2 điểm): Hãy so sánh điểm giống và điểm khác giữa thể loại truyền thuyết và cổ tích.

b. (1 điểm): Kể tên 3 truyền thuyết và 3 truyện cổ tích em đã đọc.

Câu 2: (2 điểm) Viết một đoạn văn (5 – 7 câu) nêu cảm nhận của em về nhân vật nàng công chúa trong văn bản “Thạch Sanh” Ghi ra một cụm tính từ có trong đoạn văn em đã viết và gạch chân phần trung tâm.

Câu 3: (5 điểm) Những đêm trăng luôn gợi thương, gợi nhớ trong tâm hồn thơ trẻ. Hãy miêu tả cảnh đêm trăng trung thu đọng lại nhiều cảm xúc trong em.

Nhi uwu
19 tháng 3 2020 lúc 21:40

d. (2.5 điểm) Viết một đoạn văn (7 – 10 câu) nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp và tính cách của nhân vật được tác giả khắc hoạ trong đoạn trích trên. Ghi ra một cụm động từ có trong đoạn văn em đã viết và gạch chân phần trung tâm.

Văn bản Bài học đường đời đầu tiên trích từ chương I của tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu kí của tác giả Tô Hoài, kể về lai lịch của Dế Mèn từ lúc còn nhỏ cho tới lúc chú rút ra bài học đầu tiên.

Dế Mèn là một chú dế có ngoại hình cường tráng. Dế Mèn thật ra dáng con nhà võ. Tự cho mình là nhất, chú thích cà khịa với tất cả mọi bà con trong xóm. Chú tuổi còn trẻ nên còn nông nổi và có tính tự lập rất cao (tự đào hang sâu). Một lần để ra oai với Dế Choắt, Dế Mèn đã trêu chị Cốc làm ra kết cục đau thương cho Dế Choắt. Dế mèn đã rất hối lỗi và từ đó rút ra bài học đường đời đầu tiên cho mình.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nhi uwu
19 tháng 3 2020 lúc 21:45

Câu 2: (5 điểm)

Bình minh và hoàng hôn là những thời khắc đẹp trong ngày. Em hãy miêu tả một buổi bình minh hoặc hoàng hôn ấn tượng đã in đậm trong tâm trí em.

Quê hương em biết bao tươi đẹp

Đồng lúa xanh, núi rừng ngàn cây.

Một cảnh đẹp mà em thích nhất là cảnh hoàng hôn trên đồng quê yên ả, thanh bình.

Khi ông Mặt Trời dần dần xuống sau dãy núi xa xa, ánh nắng vàng ấm áp còn sót lại rải nhẹ trên bờ đê, thảm cỏ, ngả dài trên ruộng lúa. Sóng lúa ánh lên và nhấp nhô trong làn gió thoảng qua. Từ phía chân trời, những đàn chim ríu rít gọi bầy rồi bay về tổ. Đàn sếu nhởn nhơ trên bầu trời rộng và xanh thẳm không cùng.

Xa xa, thấp thoáng bóng người đi tháo nước, be bờ. Những dòng nước mát lành được đưa vào ruộng lúa, chúng hòa vào đất giúp cây lúa có thêm sức mạnh sau một ngày chống chọi với nắng trời. Ánh nắng mỗi lúc một nhạt dần rồi tắt hẳn. Trên đỉnh núi là một màu vàng của ráng chiều bao phủ. Những đàn trâu mải miết gặm cỏ trên đồi:

"Gặm cả hoàng hôn, gặm buổi chiều sót lại”.

Thế rồi, tiếng sáo vi vút ngân vang, đàn trâu vểnh tai nghe rồi lững thững đi về, bóng sừng trâu in đậm giữa ruộng đồng yên lặng. Theo sau những đàn trâu no cỏ là đám mục đồng đang trò chuyện râm ran. Tất cả đã làm cho làng quê thêm đẹp. Ngoài đồng, các bác nông dân cũng lần lượt đi về, họ bàn bạc cho vụ mùa sắp đến.

Bấy giờ, ráng chiều cũng nhạt dần rồi không còn nữa. Ánh sáng chỉ còn phảng phất phía tây. Những đám mây xám đục là là bay đến. Bầu trời mịt màu lam thẫm. Sương đêm chập chờn rơi rồi tụ tập trên đầu ngọn cỏ, ẩn hiện trong bóng đêm mờ ảo đang sắp sửa buông xuống. Người đi đường vãn dần, âm thanh trên đường làng cũng lắng chìm sau bóng hoàng hôn. Trong các bụi rậm ven đường, những chú tắc kè rón rén bước ra, rồi chúng tung tăng nhảy nhót, trườn lên những thân cành và cất tiếng kêu vang. Đây đó, văng vẳng tiếng côn trùng trò chuyện trong lòng đất, chúng đã thức dậy sau một ngày ngủ say sưa. Trong làng, nhà nhà đã nấu cơm chiều, thả khói nghi ngút cả một vùng quê yên tĩnh. Những đàn gà đã lên chuồng kêu tục... tục. Các chị gà mái thì thầm bàn nhau sẽ thức thâu đêm để lo cho việc ngày mai đẻ trứng. Thế rồi, chúng cũng lim dim với giấc ngủ chẳng đợi chờ.

Ôi! Hoàng hôn trôn quê hương em có bao nhiêu lí thú. Em yêu nơi ấy vô cùng.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nhi uwu
19 tháng 3 2020 lúc 21:55

Câu 1: (3 điểm)

a. (2 điểm): Hãy so sánh điểm giống và điểm khác giữa thể loại truyền thuyết và cổ tích.

a) Giống nhau:
- Đều là truyện dân gian.
- Có yếu tố tưởng tượng kì ảo.
b) Sự khác nhau:
Truyền thuyết: Kể về các nhân vật, sự kiện lịch sử và thể hiện thái độ, cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện, nhân vật lịch sử được kể.
- Người đọc tin câu chuyện có thật.
Truyện cổ tích: Kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật: nhân vật bất hạnh, nhân vật dũng sĩ, nhân vật thông minh, nhân vật đội lốt động vật.Thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt với cái xấu, sự công bằng với sự bất công.
- Người đọc không tin câu chuyện là có thật.
b. (1 điểm): Kể tên 3 truyền thuyết và 3 truyện cổ tích em đã đọc.

Truyền thuyết: Thánh Gióng, Sơn Tinh Thủy Tinh, bánh chưng bánh giày

Truyện cổ tích: Em bé thông minh, Tấm Cám, Sọ Dừa

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nhi uwu
19 tháng 3 2020 lúc 21:58

Câu 2: (2 điểm) Viết một đoạn văn (5 – 7 câu) nêu cảm nhận của em về nhân vật nàng công chúa trong văn bản “Thạch Sanh” Ghi ra một cụm tính từ có trong đoạn văn em đã viết và gạch chân phần trung tâm

Trong truyện cổ tích Thạch Sanh, nhân vật nàng công chúa là tuyến nhân vật phụ nhưng có vai trò rất quan trọng trong cốt truyện và diễn biến của truyện. Đầu tiên, vai trò của nhân vât công chúa là cô giống như một nhân vật phụ giúp cho các nhân vật chính hoạt động. Những chi tiết như công chúa bị đại bàng bắt giúp Thạch Sanh có cơ hội được bộc lộ sự dũng mãnh của mình còn Lý Thông thì thể hiện được bản chất xấu xa, giả dối. Tiếp theo, nhân vật công chúa còn là nhân vật giúp gỡ nút thắt câu chuyện qua chi tiết cô nghe được tiếng đàn của Thạch Sanh trong ngục thì đứng dậy nói cười như xưa. Nhờ có công chúa mà Thạch Sanh được minh oan còn mẹ con Lý Thông thì bị trừng phạt. Tóm lại, nhân vật công chúa là một nhân vật quan trọng, có vai trò trong diễn biến truyện cũng như là nhân vật mà nhân dân gửi gắm của sự thực hiện công lý, công bằng trong cuộc sống.

Cụm tính từ: rất quan trọng.

Phần trung tâm: quan trọng.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nhi uwu
19 tháng 3 2020 lúc 22:03

Câu 3: (5 điểm) Những đêm trăng luôn gợi thương, gợi nhớ trong tâm hồn thơ trẻ. Hãy miêu tả cảnh đêm trăng trung thu đọng lại nhiều cảm xúc trong em

Nhắc đến làng quê của mình, mỗi người sẽ có một sấn tượng riêng, với tôi, có lẽ ấn tượng sâu sắc nhắt đó chính là những đêm trăng rằm trong ngày Tết trung thu được chơi đùa vui vẻ quanh xóm làng. Đến bây giờ, những kí ức ấy vẫn còn nguyên vẹn trong tâm trí tôi.

Thường thì mỗi năm, trăng thường sáng nhất vào những ngày rằm, tuy nhiên, trăng vào rằm tháng tám là rực rỡ và đặc biệt nhất, nó cũng gắn liền với ngày Tết trung thu của lũ trẻ chúng tôi. Năm nào cũng vậy, đến đêm trung thu, chúng tôi lại háo hức đón chờ ánh trăng sáng rực rỡ ló dạng trên bầu trời. Khi bóng tối dần buông xuống, ánh trăng ẩn hiện mờ ảo sau những đám mây mỏng , sau đó dần dần hiện rõ trên bầu trời. Trăng đêm trung thu quả thực rất đẹp, ông trăng hiền hậu, tròn vành vạnh như cái đĩa của bà, ánh trăng vàng tinh khiết, trong vắt, deo dắt muôn vàn ánh sáng hiền dịu của mình xuống trần gian. Không gian như tắm mình trong ánh trăng sáng. Cánh đồng quê yên bình đung đưa nhấp nhô trong gió như tấm thảm khổng lồ được nhuộm bằng bóng trăng lấp lánh. Phía xa xa, ánh trăng soi mình dưới mặt sông phẳng lặng, hiền hòa , cả dòng sông tràn ngập ánh sáng rực rỡ. Trong đình làng, từng tốp trẻ con tụ tập chơi đùa vui vẻ , bóng trăng ẩn hiện sau những rặng tre già như lắng nghe, ngám nhìn lũ trẻ con nô đùa.

Hôm nay con đường làng sáng và tấp nập hơn mọi khi, ánh trăng men theo từng cung đường , phân phát ánh sáng cho cả quảng đường đi, tiếng trống, tiếng hát ồn ã, sôi nổi vang lên của lũ trẻ chúng tôi trong đêm trung thu vui vẻ. Đứa nào đứa nấy đều tràn ngập niềm vui, hứng khởi, chúng mang đèn ông sao, đèn lồng, đèn kéo quân thắp sáng cả quãng đường đi, tiếng trống, tiếng nhạc vang lên rộn rã một quãng đường. Những khúc ca đêm trung thu náo nhiệt, tràn đầy niềm vui, những nụ cười, tiếng nói rộn ràng, ầm ĩ như xua đi cái không gian của đêm tối. Ánh trăng đi theo từng bước chân của đám trẻ con trong xóm, như hòa vào trong niềm vui, sự say sưa cùng với con người, cùng với vạn vật. Khắp nơi, ánh trăng vàng rực rỡ khiến cho không gian đêm trung thu nơi làng quê vốn yên bình ấy bỗng trở nên đầy ấm áp, xốn xang. Đêm khuya, bầu không khí làng quê lại trở về với sự yên tĩnh, vạn vật chìm trong giấc ngủ dường như chỉ còn nghe thấy tiếng côn trùng kêu, tuy vậy, vầng trăng vẫn luôn ngự trị trên bầu trời, tỏa sáng rực rỡ như ôm ấp lấy giấc ngủ của con người.

Trăng mãi như một người bạn gắn bó với cuộc sống của làng quê yên bình. Sau này, dù có đi đâu xa, tôi cũng sẽ không bao giờ quên những đêm trăng sáng, đặc biệt là đêm trăng rằm trong những ngày lễ trung thu ở quê tôi, gắn với biết bao kỉ niệm tươi đẹp của tuổi thơ.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Trần Ngọc Uyên Nhi
Xem chi tiết
Vy Thảo
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Thuý Hường
Xem chi tiết
Lê Thị Huơng
Xem chi tiết
Ly
Xem chi tiết
Ha-yul
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
suri
Xem chi tiết