1. Khoa học tự nhiên
Thế kỉ XVIII - XIX đã chứng kiến những tiến bộ vượt bậc của khoa học tự nhiên với những phát minh lớn của các nhà khoa học. Đầu thế kỉ XVIII, nhà bác học Niu-tơn (Anh) tìm ra thuyết vạn vật hấp dẫn, nhờ đó một loạt vấn đề khoa học được làm sáng tỏ, sâu sắc hơn.
Giữa thế kỉ XVIII. nhà bác học Lô-mô-nô-xôp (Nga) tìm ra định luật bảo toàn vật chất và năng lượng cùng nhiều phát minh lớn về vật lí hóa học.
Năm 1837. nhà bác học Puốc-kin-giơ (Séc) khám phá bí mật của sự phát triển của thực vật và đời sống của mỗi động vật. Ông là người đầu tiên chứng minh rằng, đời sống của mô sinh vật là sự phát triển của tế bào và sự phân bào.
Năm 1859, nhà bác học Đác-uyn (Anh) nêu lên thuyết tiến hóa và di truyền. Học thuyết của Đác-uyn đập tan quan niệm về nguồn gốc thần thánh của sinh vật và về tính chất bất biến của các loài.
Những phát minh lớn trên chứng tỏ rằng vạn vật biến chuyển, vận động theo quy luật; chúng tấn công mạnh mẽ vào giáo lí thần học cho rằng Thượng đế sinh ra muôn loà
2. Khoa học xã hội
Các ngành khoa học xã hội cũng có những bước tiến mạnh mẽ.
ở Đức, chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng được xây dựng tương đối hoàn thiện với các đại biểu là Phoi-ơ-bách và Hê-ghen.
Ở Anh, chính trị kinh tế học tư sản ra đời với các đại biểu xuất sắc là Xmít và Ri-các-đô.
Chủ nghĩa xã hội không tưởng gắn liền với tên tuổi của Xanh Xi-mông, Phu-ri-ê (Pháp) và O-oen (Anh).
Phát minh lớn nhất về khoa học xã hội là học thuyết Chủ nghĩa xã hội khoa học (giữa thế kỉ XIX) do Mác và Ăng-ghen đề xướng. Đây là cuộc cách mạng trong lịch sử tư tưởng của loài người.
Khoa học tự nhiên
Thế kỉ XVIII - XIX đã chứng kiến những tiến bộ vượt bậc của khoa học tự nhiên với những phát minh lớn của các nhà khoa học. Đầu thế kỉ XVIII, nhà bác học Niu-tơn (Anh) tìm ra thuyết vạn vật hấp dẫn, nhờ đó một loạt vấn đề khoa học được làm sáng tỏ, sâu sắc hơn.
Giữa thế kỉ XVIII. nhà bác học Lô-mô-nô-xôp (Nga) tìm ra định luật bảo toàn vật chất và năng lượng cùng nhiều phát minh lớn về vật lí hóa học.
Năm 1837. nhà bác học Puốc-kin-giơ (Séc) khám phá bí mật của sự phát triển của thực vật và đời sống của mỗi động vật. Ông là người đầu tiên chứng minh rằng, đời sống của mô sinh vật là sự phát triển của tế bào và sự phân bào.
Khoa học xã hội
Các ngành khoa học xã hội cũng có những bước tiến mạnh mẽ.
ở Đức, chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng được xây dựng tương đối hoàn thiện với các đại biểu là Phoi-ơ-bách và Hê-ghen.
Ở Anh, chính trị kinh tế học tư sản ra đời với các đại biểu xuất sắc là Xmít và Ri-các-đô.
Chủ nghĩa xã hội không tưởng gắn liền với tên tuổi của Xanh Xi-mông, Phu-ri-ê (Pháp) và O-oen (Anh).
Phát minh lớn nhất về khoa học xã hội là học thuyết Chủ nghĩa xã hội khoa học (giữa thế kỉ XIX) do Mác và Ăng-ghen đề xướng. Đây là cuộc cách mạng trong lịch sử tư tưởng của loài người.
1. Khoa học tự nhiên
Thế kỉ XVIII - XIX đã chứng kiến những tiến bộ vượt bậc của khoa học tự nhiên với những phát minh lớn của các nhà khoa học. Đầu thế kỉ XVIII, nhà bác học Niu-tơn (Anh) tìm ra thuyết vạn vật hấp dẫn, nhờ đó một loạt vấn đề khoa học được làm sáng tỏ, sâu sắc hơn.
Giữa thế kỉ XVIII. nhà bác học Lô-mô-nô-xôp (Nga) tìm ra định luật bảo toàn vật chất và năng lượng cùng nhiều phát minh lớn về vật lí hóa học.
Năm 1837. nhà bác học Puốc-kin-giơ (Séc) khám phá bí mật của sự phát triển của thực vật và đời sống của mỗi động vật. Ông là người đầu tiên chứng minh rằng, đời sống của mô sinh vật là sự phát triển của tế bào và sự phân bào.
Năm 1859, nhà bác học Đác-uyn (Anh) nêu lên thuyết tiến hóa và di truyền. Học thuyết của Đác-uyn đập tan quan niệm về nguồn gốc thần thánh của sinh vật và về tính chất bất biến của các loài.
Những phát minh lớn trên chứng tỏ rằng vạn vật biến chuyển, vận động theo quy luật; chúng tấn công mạnh mẽ vào giáo lí thần học cho rằng Thượng đế sinh ra muôn loà
2. Khoa học xã hội
Các ngành khoa học xã hội cũng có những bước tiến mạnh mẽ.
ở Đức, chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng được xây dựng tương đối hoàn thiện với các đại biểu là Phoi-ơ-bách và Hê-ghen.
Ở Anh, chính trị kinh tế học tư sản ra đời với các đại biểu xuất sắc là Xmít và Ri-các-đô.
Chủ nghĩa xã hội không tưởng gắn liền với tên tuổi của Xanh Xi-mông, Phu-ri-ê (Pháp) và O-oen (Anh).
Phát minh lớn nhất về khoa học xã hội là học thuyết Chủ nghĩa xã hội khoa học (giữa thế kỉ XIX) do Mác và Ăng-ghen đề xướng. Đây là cuộc cách mạng trong lịch sử tư tưởng của loài người.