Năm 1471, Lê Thánh Tông đã tiến hành một đợt cải cách hành chính lớn nhằm tăng cường sự kiểm soát chỉ đạo của Hoàng đế đối với các triều thần, tăng cường sự ràng buộc, kiểm soát lẫn nhau trong giới quan liêu, tăng cường tính hiệu lực và hiệu quả của bộ máy quan lại. Lê Thánh Tông đã bãi bỏ một số chức quan đại thần vốn có công nhưng không có học thức, thay vào đó bằng các văn quan được tuyển chọn qua thi cử nhằm hạn chế chia bè, kéo cánh trong triều đình, hạn chế sự thao túng quyền lực của các công thần. Ông trực tiếp quản lý các bộ nhằm hạn chế sự cồng kềnh, quan liêu của bộ máy hành chính.
Lê Thánh Tông (1442-1497), là vị Hoàng đế thứ năm của nhà Hậu Lê trong lịch sử Việt Nam. Ông tên thật là Lê Tư Thành, còn có tên khác là Lê Hạo. Ông sinh ngày 20 tháng 7 năm Nhâm Tuất 1442, nổi tiếng là vị minh quân. Nhà vua Lê Thánh Tông ở ngôi được 38 năm, trị vì từ năm 1460 đến 1497. Trong suốt thời gian trị vì, vua Lê Thánh Tông đã tiến hành những cuộc cải cách lớn trên nhiều lĩnh vực quan trọng như chính trị, kinh tế, văn hóa, quân sự…và đã đạt được nhiều kết quả to lớn. Ba mươi tám năm so với lịch sử quốc gia chỉ là một thời gian rất ngắn, nhưng ba mươi tám năm dưới thời trị vì của Vua Lê Thánh Tông là những năm tháng mà quốc gia Đại Việt phát triển cường thịnh nhất.
Bạn Alan Walker đúng rồi nhưng cho mình hỏi với niên hiệu Lê Thánh Tông là niên hiệu do ai đặt ra và tự xưng vậy.
Năm 1471, Lê Thánh Tông đã tiến hành một đợt cải cách hành chính lớn nhằm tăng cường sự kiểm soát chỉ đạo của Hoàng đế đối với các triều thần, tăng cường sự ràng buộc, kiểm soát lẫn nhau trong giới quan liêu, tăng cường tính hiệu lực và hiệu quả của bộ máy quan lại. Lê Thánh Tông đã bãi bỏ một số chức quan đại thần vốn có công nhưng không có học thức, thay vào đó bằng các văn quan được tuyển chọn qua thi cử nhằm hạn chế chia bè, kéo cánh trong triều đình, hạn chế sự thao túng quyền lực của các công thần. Ông trực tiếp quản lý các bộ nhằm hạn chế sự cồng kềnh, quan liêu của bộ máy hành chính.