Ôn tập học kì I

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Thuc Tran Nguyen

Cho biết nguyên nhân, hậu quả, giải pháp ô nhiễm không khí ở Việt Nam

👉Vigilant Yaksha👈
19 tháng 11 2020 lúc 22:06

Ô nhiễm từ gió bụi: gió mặc dù không trực tiếp gây ra ô nhiễm không khí, tuy nhiên nó là tác nhân khiến ô nhiễm không khí ngày càng lan rộng. Các bụi bẩn và khí thải công nghiệp được gió đẩy đi xa hàng kilomet gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống con người.

Bão, lốc xoáy: bão là nhân tố gây ra lượng lớn khí thải Nox, nó chính là một trong những nguyên nhân gây ra ô nhiêm không khí. Những trận bão cát làm tăng lượng bụi mịn có trong không khí.

Cháy rừng: cháy rừng là nguyên nhân chủ yếu gây nên sự gia tăng đột ngột lượng nito oxit trong không khí. Vấn nạn đốt rừng làm đất canh tác cũng khiến chất lượng không khí ngày càng giảm xuống.

Núi lửa phun trào: khi núi lửa phun trào, bên trong núi lửa thoát ra một lượng khí metan, clo và lưu huỳnh,… Sự gia tăng các khí này khiến không khí bị ô nhiễm.

Thời điểm giao mùa: vào thời điểm giao mùa thường xuất hiện hiện tượng sương mù, các lớp sương mù dày khiến lớp bụi mịn tại các thành phố không thể thoát được. Điều này thường xảy ra tại các thành phố lớn khiến cả thành phổ gần như chìm trong lớp bụi mỏng khó tiêu tan.

Ngoài các nguyên nhân trên, một số yếu tố như chất phóng xạ trong tự nhiên, sóng biển hay quá trình thối rữa của xác động vật,… cũng là nguyên nhân gây nên ô nhiễm không khí. Tuy nhiên các nguyên nhân này chỉ mang tính khách quan và khó có thể khắc phục.

Nguyên nhân khách quan

Mặc dù các yếu tố tự nhiên cũng góp phần gây ra ô nhiễm môi trường, song những trường hợp này rất ít hoặc diễn biến ô nhiễm khá chậm. Ngược lại, bởi các hoạt động khai thác của con người, môi trường đang bị ô nhiễm nhanh chóng đặc biệt là môi trường không khí.

Công nghiệp và nông nghiệp

Ngoài ra, các hoạt động nông nghiệp như đốt vườn, đốt rơm rạ vào các ngày vụ mùa,… cũng gây khói bụi. Khiến ô nhiễm không khí ngày càng tăng cao.

Các nhà máy công nghiệp mọc lên thải một lượng lớn khí thải và khói bụi vào không khí. Ô nhiễm không khí và ô nhiễm nguồn nước là hệ lụy của thải khí thải một cách vô tội vạ.

Nhiều cơ sở sản xuất được đặt gần các thành phố, lượng khí độc như CO2, CO, SO2,… gây giảm chất lượng không khí tại các thành phố này một cách trầm trọng.

Vấn đề xử lí rác thải của các doanh nghiệp cũng vấp nhiều sự phản đối của người dân sống xung quanh khu vực vì lượng chất hóa học khí đốt cháy sinh ra các loại khí độc hại. Về lâu dài, vấn đề thải khí thải vào không khí tăng nguy cơ gây ra mưa axit tại các khu vực gần nhà máy.

Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí

Giao thông vận tải

Cùng với vấn đề thải khí thải từ các nhà máy xí nghiệp, lượng khỉ thải của các phương tiện giao thông cũng là vấn đề đáng báo động. Đặc biệt đối với các nước chưa phát triển và đang phát triển như Việt Nam, lượng phương tiện giao thông các phương tiện giao thông có thể gây ô nhiễm không khí trầm trọng. Nguyên nhân một phần bắt nguồn từ hệ thống phương tiện công cộng tại Việt Nam chưa được chú trọng đầu tư.

Hoạt động quân sự

Đối với một số nước khác, vấn đề thử nghiệm vũ khí hạt nhân, khói độc hay thử nghiệm tên lửa cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí nghiêm trọng.

Hoạt động xây dựng cơ sở vật chất

Các hoạt động xây dựng công trình mặc dù với mục đích xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển kinh tế xã hội song nó lại tăng nguy cơ gây ô nhiễm không khí trầm trọng.

Các hoạt động sản xuất như lò rèn, lò đốt rác thải sinh hoạt cũng không kém phần tác động tiêu cực đến chất lượng không khí.

Sinh hoạt

Hoạt động nấu nướng với các loại than củi giải phóng lượng lớn khí CO2 vào không khí tương tự như các hoạt động đốt rừng làm đất canh tác. Tuy nhiên các hoạt động này chỉ mang tính nhỏ lẻ và không ảnh hưởng quá nhiều đến ô nhiễm không khí.

Việc thu gom rác thải, xử lý rác thải

Như đã đề cập vấn đề thu gom rác thải để đốt không chỉ gây ô nhiễm không khí nghiêm trọng mà còn gây ra mùi hôi khó chịu cho khu dân cư. Thông thường tại Việt Nam vấn đề phân loại rác thải không được chú trọng.

Vì vậy nhiều người có thói quen trộn lẫn các loại rác hóa học và các loại rác sinh hoạt chung. Khi đốt lên, các loại rác này không phân hủy mà lắng đọng vào đất và gây ra nhiều vấn đề về ô nhiễm khác. Ngoài ra tại các ao bùn lâu năm chưa được xử lí rác thái cũng có nguy cơ làm giảm chất lượng không khí.

Hậu quả của ô nhiễm không khí

Ô nhiễm không khí không chỉ gây ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của con người mà còn thay đổi cả hệ sinh thái.

Đối với động – thực vật

Đối với các loại động vật, các khí thải trong không khí như lưu huỳnh dioxit, nito dioxit, flo, chì,… đều có tác động làm giảm sức đề kháng của chúng. Thực vật khi không được cung cấp đầy đủ oxy để quang hợp thay vào đó là các khí thải, khả năng thoát nước, khả năng quang hợp giảm, nhiều sâu bệnh.

Ô nhiễm không khí gây ra các hiện tượng môi trường như hiệu ứng nhà kính, biến đổi khí hậu. Đặc biệt, nó còn gây nên hiện tượng mưa axit. Hiện tượng này tác động gián tiếp lên thực vật và làm cây thiếu thức ăn như canxi, các chất dinh dưỡng, vi sinh vật,… Mưa axit làm ion nhôm được giải phóng vào nước làm hại rễ cây. Và làm giảm hấp thu thức ăn và nước của chúng. Ngoài ra, mưa axit còn ăn mòn lớp phủ bảo vệ sáp của lá cây. Từ đó, khiến cây kém phát triển và chết dần.

Ô nhiễm môi trường tạo ra lượng lớn khí Flo, đây là một loại khí độc khiến động vật bị nhiễm độc nhanh chóng. Khi môi trường không khí bị ô nhiễm, kéo theo đó là ô nhiễm môi trường nước khiến nước có tính axit. Với những hạt mưa axit, động thực vật nhanh chóng bị tổn hại.

Giải pháp:

Biện pháp kỹ thuật:

+ Thay thế các loại máy mọc, dây chuyền công nghệ lạc hậu, gây nhiều ô nhiễm bằng các dây chuyền công nghệ hiện đại, ít ô nhiễm hơn

+ Thay thế nhiên liệu đốt cháy từ than đá, dầu mazut bằng việc sử dụng điện để ngăn chặn ô nhiễm không khí bởi mồ hóng và SO2.

Biện pháp quy hoạch:

+ Giảm thiểu việc xây dựng các khu công nghiệp khu chế xuất trong thành phố, chỉ giữ lại các xí nghiệp phục vụ trực tiếp cho nhu cầu sinh hoạt của người dân.

+ Khuyến khích người dân đi lại bằng các phương tiện công cộng để giảm thiểu ùn tắc và phương tiện tham gia giao thông, qua đó làm giảm mật độ khói bụi và các chất thải do quá trình đốt cháy nhiên liệu xăng dầu trong không khí, nhất là vào giờ cao điểm.

+ Tạo ra các diện tích cây xanh rộng lớn trong thành phố, thiết lập các dải cây xanh nối liền các khu vực khác nhau của thành phố, nhất là các khu vực, tuyến phố có nhiều phương tiện qua lại và hay xảy ra tình trạng ùn tắc.

Trồng nhiều cây xanh đô thị vừa tạo cảnh quan vừa giúp giảm bớt ô nhiễm không khí

Nhớ tick (hơi dài dòng)haha

Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
32. Trần Thị Huyền Trang...
Xem chi tiết
Phuonglinh Dovu
Xem chi tiết
Tuệ MInh Đặng
Xem chi tiết
Minh Thu
Xem chi tiết
Khánh Vy
Xem chi tiết
Nguyễn Quý Trung
Xem chi tiết
hoàng tokuda
Xem chi tiết
Linh Phương
Xem chi tiết
Phạm Ngọc Việt
Xem chi tiết
Lan Hương Nguyễn Thị [En...
Xem chi tiết