Cho 16,2 gam kim loại M có hóa trị n tác dụng với 0,15 mol O2. Chất rắn thu được sau phản ứng đem hòa tan vào dung dịch HCl dư thấy thoát ra 13,44 lít H2 (đktc). Kim loại M là
A. Fe
B. Al
C. Ca
D. Mg
Ngân 2,33 gam hợp kim Fe-Zn trong lượng dư dung dịch HCl đến khi phản ứng xẩy ra hoàn toàn thấy giải phóng 896 ml khí H2 (đktc). Thành phần phần trăm về khối lượng của hợp kim này là
A. 27,9% Zn và 72,1% Fe
B. 26,9% Zn và 73,1% Fe
C. 25,9% Zn và 74,1% Fe
D. 24,9% Zn và 75,1% Fe
Cho 9,6 gam bột kim loại M vào 500 ml dung dịch HCl 1M, khi phản ứng kết thúc thu được 5,376 lít H2 (đktc). Kim loại M là:
A.Mg
B.Ca
C.Fe
D.Ba
Điện phân nóng chảy muối clorua của một kim loại M. Ở catot thu được 6gam kim loại và ở anot có 3,36 lít khí (đktc) thoát ra. Muối clorua đó là
A.NaCl
B.KCl
C.BaCl2
D.CaCl2
Hoà tan hoàn toàn 0,5 gam hỗn hợp gồm Fe và một kim loại hoá trị II trong dung dịch HCl thu được 1,12 lít H2 ở dktc. Kim loại M là
A. Mg. B. Ca. C. Zn. D. Be.
Để khử hoàn toàn 30 gam hỗn hợp gồm CuO, FeO, Fe3O4, Fe2O3, Fe, MgO cần dùng 5,6 lít khí CO (đktc). Khối lượng chất rắn thu được sau phản ứng là
A. 28 gam
B. 26 gam
C. 24 gam
D. 22 gam
Từ Cu(OH)2, MgO, Fe2O3 hãy điều chế các kim loại tương ứng bằng một phương pháp thích hợp. Viết phương trình hóa học của phản ứng
Cho 12,8 gam kim loại A hoá trị II phản ứng hoàn toàn với khí Cl2 thu được muối B. Hoà tan B vào nước để được 400 ml dung dịch C. Nhúng thanh sắt nặng 11,2 gam vào dung dịch C, sau một thời gian thấy kim loại A bám vào thanh sắt và khối lượng thanh sắt lúc này là 12,0 gam; nồng độ FeCl2 trong dung dịch là 0,25M. Xác định kim loại A và nồng độ mol của muối B trong dung dịch C.
Hòa tan 1,44 gam một kim loại hóa trị II trong 150 ml dung dịch H2SO4 0,5M. Để trung hòa axit dư trong dung dịch thu được thì phải dùng hết 30ml dung dịch NaOH 1M. Kim loại đó là
A. Ba
B. Ca
C. Mg
D. Be