Một hỗn hợp gồm 3 kim loại Al, Fe, Mg có khối lượng 26,1 gam được chia làm 3 phần bằng nhau: - Phần 1: cho tan hết trong dung dịch HCl thấy thoát ra 13,44 lít khí. - Phần 2: cho tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 3,36 lít khí. - Phần 3: cho tác dụng với dung dịch CuSO4 dư, lọc lấy toàn bộ chất rắn thu được sau phản ứng rồi hoà tan trong dung dịch HNO3 nóng dư thì thu được V lít khí NO2. Các thể tích khí đều được đo ở đktc. Thể tích khí NO2 thu được là bao nhiêu? ai đó giúp em với ạ.
Hòa tan hoàn toàn 1,98 gam hỗn hợp gồm Cu và Al2O3 vào V lít dung dịch HNO3 1M. Sau phản ứng thu được 0,224 lít NO (đo ở đktc, sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch X.
a. Tính thành phần phần trăm theo khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp đầu?
b. Thêm từ từ dung dịch Y gồm NaOH 1M và Ba(OH)2 0,5M vào X đến khi lượng kết tủa không đổi nữa thì thấy dùng hết 100 ml Y. Tính V?
Hòa tan hoàn toàn m gam Al trong dung dịch HNO3 thì thu được 8,96 lít ( ở đktc) hỗn hợp khí A ( gồm NO và N2O) có tỉ khối dA/H2 = 20 . Tính m ?
Hoà tan a gam Al trong dung dịch HNO3 loãng thu được 0,896 lít hỗn hợp khí X gồm N2O và NO (đktc). Tỷ khối hơi của X so với H2 bằng 18,5.
a. Tính % khối lượng các khí trong hỗn hợp ?
Hòa tan 4,8 g Mg bằng dung dịch HNO3 loãng dư, sau phản ứng thu được 2,24 lít (đktc) hỗn hợp khí N2 và N2O có tỉ khối so với hiđro là 20.
a) Tính khối lượng muối thu được sau phản ứng
b) Tính số mol HNO3 phản ứng
c) Cho dung dịch sau phản ứng tác dụng với dung dịch NaOH dư. Tính khối lượng kết tủa và thể tích khí thu được
Cho 1,5g hỗn hợp Cu, Al tác dụng với dung dịch HNO3 đặc nguội dư thu được 0,672 lit khí (đktc). Cũng lượng hỗn hợp trên tác dụng vừa đủ với dung dịch HNO3 25,2% được V lit NO (sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch A.
a) Tính V (đktc) và khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp
b) Cho thêm vào dung dịch A 500ml dung dịch H2SO4 0,5M được dung dịch B. Hỏi dung dịch B có thể hòa tan tối đa bao nhiêu gam Cu?
Cho 11,76 g hỗn hợp X gồm Fe, Mg, Cu tác dụng với 100ml dung dịch HNO3 3,4 M. Sau phản ứng thấy tạo khí NO và còn một kim loại chưa tan hết. Cho từ từ dung dịch H2SO4 0,5 M vào hỗn hợp thu được, đến khi kim loại vừa tan hết thấy tốn hết 220ml axit, phản ứng lại sinh ra thêm khí NO. Lấy toàn bộ dung dịch thu được tác dụng với NaOH dư. Tách kết tủa nung nóng trong không khí đến khối lượng không đổi tạo 15,6 g chất rắn. Tính % khối lượng các chất trong X.
Hòa tan hết 15,44 gam hỗn hợp gồm Fe3O4, Fe và Al ( trong đó oxi chiếm 20,725% về khối lượng) bằng 280 gam dung dịch HNO3 20,25% (dùng dư) thu được 293,96 gam dung dịch X và 0,896 lít (đktc) hỗn hợp khí Y gồm NO và N2O. Để tác dụng tối đa các chất trong dung dịch X cần dùng 450 ml dung dịch NaOH 2M. Nếu cô cạn dung dịch X thu được rắn Z. Nung Z đến khối lượng không đổi, thấy khối lượng chất rắn giảm m gam. Giá trị m là.
mọi người giúp mình với
Hòa tan hoàn toàn 25,6 gam hỗn hợp bột Cu và CuO vào dung dịch HNO3 loãng, dư. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X và 4,48 lít khí NO (đktc). Cô cạn dung dịch X, sau đó đem nung ở nhiệt độ cao thì thu được chất rắn Y. a. Viết phương trình hóa học xảy ra. b. Tính phần trăm khối lượng kim loại Cu trong hỗn hợp ban đầu. c. Tính khối lượng chất rắn Y.