Bài 51. Nấm

Tenoh Haruka

Chào mn

Hôm nay mình sẽ mở trò chơi vòng 2 nha

vẫn 5 câu chủ đề về thực vật nhé

Câu 1 : Nấm có phải thực vật không ? Vì sao ?

Câu 2 : Cây thông thuộc ngành hạt trần hay hạt kín ? Vì sao ?

Câu 3 : Hạt gồm những bộ phận nào ?

Câu 4 : Điều kiện cho hạt nảy mầm

Câu 5 : Các biện pháp bảo vệ thực vật đa dạng

có vậy thôi

chúc mn chơi game vui vẻ nhaaaaaa !!!!!!

Trần Bảo Vy
28 tháng 4 2018 lúc 20:16

Câu 1: Nấm không phải thực vật. vì nấm không có cấu tạo chính thức của thực vật, không thể tự tạo chất dinh dưỡng, trong thân không chứa chất diệp lục và có lới sống dị dưỡng nên không được xếp vào nhóm thực vật
Câu 2: Cây thông thuộc ngành hạt trần vì cây thông là nhóm thực vật có cấu tạo phức tạp: thân gỗ, có mạch dẫn. Chúng sinh sản bằng hạt nằm lộ trên các lá noãn hở, chúng chưa có hoa và quả
Câu 3: Các bộ phâm của hạt gồm: + Vỏ
+ Phôi
+ Chất dinh dưỡng dự trữ
Câu 4: Điều khiện cho hạt nảy mầm cần độ ẩm, không khí và nhiệt độ thích hợp
Câu 5: Thực vật rất đa dạng và phong phú về loài, các cá thể của loài và môi trường sống của chúng.
Các biện pháp bảo vệ thực vật đa dạng là:
+ Ngăn chặn phá rừng, đốt rừng bảo vệ môi trường sống của chúng
+ Hạn chế việc khai thác bừa bãi các loại thức vật quý hiếm
+ Xây dựng các vườn thực vật, vuonfe quốc gia, khu bảo tồn
+ Cấm buôn bán và xuất khẩu các loài quý hiếm
+ Tuyên truyền, giáo dục các biện pháp bảo vệ rừng để mọi người cùng tham gia

Bình luận (3)
Hòa An Lê
28 tháng 4 2018 lúc 20:29

Câu 1:Nấm ko phải thực vật.Vì:

Các loài nấm đều có những đặc điểm riêng, khác hẳn với các loài thực vật.
- Nấm có cơ thể chỉ là những sợi nấm và các dạng biến đổi của hệ sợi nấm, Nấm chưa có các cơ quan dinh dưỡng riêng biệt (như rễ, thân, lá ở thực vật). Sợi nấm chỉ có thể dài ra ở phần ngọn (khác với cây tre, cây mía vừa dài ra ở phần ngọn, vừa dài ra ở từng đốt).
- Nấm thuộc nhóm sinh vật có nhân thực giống như thực vật nhưng thành tế bào của nấm không phải làm bằng chất xenlulôza như ở thực vật. Chất dự trữ trong tế bào nấm không phải là tinh bột như trong tế bào thực vật mà lại là glycôgen (như chất dự trữ ở gan người).
- Dễ thấy nhất là nấm không có mầu xanh, không có chất diệp lục như ở cây xanh. Cũng chính vì vậy mà nấm không có khả năng quang hợp như thực vật. Nấm không tự chế tạo ra được các chất hữu cơ từ chất vô cơ mà phải “ăn” các chất hữu cơ có sẵn (chúng hút chất dinh dưỡng từ những sinh vật hay thực vật khác) VD: Một số loài nấm giết cả động vật; một số khác săn mồi bằng thòng lọng,chúng dùng sợi nấm thắt vòng để bẫy sâu bọ........
- Nấm cũng không có hoa, có quả như số đông các loài thực vật. Nấm sinh sôi nẩy nở bằng bào tử hoặc bằng một đoạn sợi nấm thôi.
-> Có thể được coi nấm như sinh vật thuộc giới thứ 3 ^^

Câu 2:Cây thông thuộc hạt trần,vì:

-Cây thông có những đặc điểm tiêu biểu của hạy trần như:

-Rễ, thân, lá thật

-Có mạch dẫn

-Chưa có hoa, quả

-Cơ quan sinh sản là nón

-Hạt nằm trên lá noãn hở

Câu 3:Hạt được chia làm 2 loại:

-Hạt một lá mầm: Vỏ hạt: vỏ là bộ phận bao bọc và bảo vệ phôi của hạt một lá mầm
- Phôi:
+ chồi mầm
+ thân mầm
+ lá mầm
+ rễ mầm
- Phôi nhũ: đây là bộ phận dự trữ chất dinh dưỡng của hạt

-Hạt 2 lá mầm : Vỏ: cũng giống như hạt một lá mầm thí vỏ dùng để bao bọc và bảo vệ phôi của hạt một lá mầm
- Phôi:
+ lá mầm: đây là bộ phận dữ trữ chất dinh dưỡng của hạt
+ chồi mầm
+ thân mầm
+ rễ mầm

Câu 4:Những điều kiện cần cho hạt nảy mầm:
+ Điều kiện bên trong: Chất lượng hạt giống
+ Điều kiện bên ngoài: Đủ nước, không khí và nhiệt độ thích hợp.

Câu 5:Các bp bảo vệ sự đa dạng của thực vật là:

-Ngăn chặn phá rừng để bảo vệ môi trường sống của thực vật

-Hạn chế việc khai thác bừa bãi các loài thực vật quý hiếm để bảo vệ số lượng các thể của loài.

-Xây dựng các vườn thực vật,vườn quốc gia,các khu bảo tồn...để bảo vệ các loài thực vật, trong đó có thực vật quý hiếm

-Cấm buôn bán và xuất khẩu các loài quý hiếm đặc biệt

-Tuyên truyền giáo dục rộng raixtrong nhân dân để cùng tham gia bảo vệ rừng.

Bình luận (2)

Các câu hỏi tương tự
Lịnh
Xem chi tiết
6A-13 trần bảo lâm red
Xem chi tiết
6A-13 trần bảo lâm red
Xem chi tiết
Julia Hà
Xem chi tiết
Thiên bình
Xem chi tiết
Hương Nguyễn
Xem chi tiết
6A-13 trần bảo lâm red
Xem chi tiết
Huỳnh Hạnh Nhi
Xem chi tiết
Homin
Xem chi tiết