Câu hỏi của em rất hay, tuy nhiên câu trả lời sẽ tương đối phức tạp
- Cây lương thực chính của người Việt cổ là cây lúa, tuy nhiên có giả thuyết cho rằng là lúa nước, có giả thuyết cho rằng là lúa tẻ.
- Các nhà nghiên cứu cho rằng cây lương thực chính ban đầu là cây lúa nếp, sau này, khi dân cư Việt cổ tiến xuống khai phá đồng bằng mạnh mẽ thì người Việt dần chuyển sang ăn gạo tẻ và gạo tẻ trở thành cây lương thực chính vì
+ Khi xuống đồng bằng, đất đai màu mỡ, nguồn nước nhiều, trồng lúa tẻ thích hợp.
+ Dân số tăng nhanh, áp lực dân số trở nên rất lớn nên gạo tẻ (năng suất cao, sản lượng lớn) đáp ứng được nhu cầu ăn của cư dân so với gạo nếp (năng suất thấp hơn, sản lượng thấp).
Một câu hỏi rấy hay, cô rất mong các em có thể cùng nhau đưa ra ý kiến, tranh luận nhằm bổ sung đóng góp cho câu trả lời.