câu1:thế nào là sinh sản hữu tính ? nêu ưu điểm của hình thức thụ tinh trong so với thụ tinh ngoài ; hình thức sinh sản đẻ con với hình thức sinh sản đẻ trứng ?
câu 2 ;thế nào là biện pháp đấu tranh sinh học ; ưu điểm và hạn chế đấu tranh sinh học ?
câu 3:trình bày đặc điểm chung của lớp chim ? cho ví dụ về vai trò của lớp chim ?
câu 4:nêu đặc điểm cấu tạo ngoài của thỏ
câu 5:nêu đặc điểm chung và vai trò của lớp thú
Câu 3 : câu 3:trình bày đặc điểm chung của lớp chim ? cho ví dụ về vai trò của lớp chim ?
Giải :
*Đặc điểm chung của lớp chim là:
-Mình có lông vũ bao phủ
-Có mỏ sừng
-Phổi có mạng ống khí, có túi khí tham gia vào việc hô hấp
-Tim có 4 ngăn, máu đỏ tươi đi nuối cơ thể
-Trứng lớn có vỏ đá vôi, được ấp nhờ thân nhiệt của bố mẹ
-Là động vật hằng nhiệt
*Vai trò của lớp chim có ví dụ kèm theo:
+có lợi:
-Cung cấp thực phẩm, ví dụ: gà vịt
-Làm cảnh, ví dụ: vẹt, sáo
-Chim được phục vụ cho du lịch, săn bắt, ví dụ: vịt trời, gà gô
-Chim được huấn luyện để săn mồi: đại bàng, chim ưng
-Giup phát tán cây trồng, ví dụ: vẹt, chim hút mật hoa
-Chim cho lông làm chăn đệm, ví dụ: vịt, ngan ngỗng
-Làm đồ trang trí, ví dụ: lông đà điểu
+có hại:
-Có hại cho kinh tế nông nghiệp, ví dụ: chim ăn quả, chim ăn hạt
Câu 4 : Đặc điểm cấu tạo ngoài của thỏ
Giải :
Cấu tạo | Ý nghĩa |
Bộ lông: lông mao , dày , xốp | ->Giứ nhiệt , che chở |
Chi: có vuốt , 2 chi sau dài khỏe |
-> Đào hang ->Chi sau bật nhảy |
Tai: có khả năng cử động , thính , vành tai to |
->Nghe định hình âm thanh , phát hiện kẻ thù |
Mũi: thính | ->Thăm dò thức ăn môi trường |
Lông: xúc giác,nhạy bén | ->Thăm dò thức ăn môi trường |
Mắt: mi mắt cử động + có lông mi | ->Bảo vệ mắt |
Câu 5 : Nêu đặc điểm chung và vai trò của lớp thú
Giải :
Lớp thú:
+ Đặc điểm chung:
_ Là động vật có xương sống, có tổ chức cơ thể cao nhất
_ Có hiện tượng thai sinh và nuôi con bằng sữa mẹ
_ Toàn thân phủ lông mao, bộ răng phân hóa gồm: răng cửa, răng nanh, răng hàm
_ Tim 4 ngăn, và là động vật hằng nhiệt
_ Bộ não phát triển, thể hiện rõ ở bán cầu não và tiểu não
+ Vai trò:
_ Có vai trò cung cấp thực phẩm, sức khoẻ, làm dược liệu, làm đồ mĩ nghệ, là đối tượng thí nghiệm sinh học và tiêu diệt các loài gặm nhấm co hại
_ Các biện pháp bảo vệ môi trường sống:
+ Bảo vệ các động vật hoang dã
+ Xây dựng khu bảo tồn động vật
+ Tổ chức chăn nuôi các loài thú có giá trị kinh tế.
Câu2 : Thế nào là biện pháp đấu tranh sinh học ; ưu điểm và hạn chế đấu tranh sinh học ?
Giải :
- Đấu tranh sinh học là một biện pháp sử dụng các sinh vật và những sản phẩm sinh học từ chúng nhằm ngăn chặn hoặc giảm thiểu thiệt hại do các sinh vật có hại gây ra.
*Ưu điểm:
Sử dụng đấu tranh sinh học đã mang lại những hiệu quả cao, tiêu diệt những loài sinh vật có hại, thế hiện nhiều ưu điếm so với thuốc trừ sâu, diệt chuột. Những loại thuốc này gây ô nhiễm môi trường, ô nhiễm rau, quả, ảnh hưởng xấu tới sinh vật có ích và sức khỏe con người, gây hiện tượng quen thuốc, giá thành còn cao.
*Hạn chế:
- Nhiều loài thiên địch được di nhập, vì không quen với khí hậu địa phương nên phát triển kém. Ví dụ, kiến vông được sử dụng đê diệt sâu hại lá cam, sẽ không sống được ở những địa phương có mùa đông quá lạnh.
— Thiên địch không diệt hết được sinh vật gây hại mà chỉ kìm hãm sự phát triển của chúng. Vì thiên địch thường có số lượng ít và sức sinh sản thấp, chỉ bắt được những con mồi yếu hoặc bị bệnh. Khi thiên địch kém phát triển hoặc bị tiêu diệt, sinh vật gây hại được miễn dịch, thì sinh vật gây hại lại tiếp tục phát triển.
— Sự tiêu diệt loài sinh vật có hại này lại tạo điều kiện cho loài sinh vật khác phát triển. Ví dụ để diệt một loài cây cảnh có hại ở quần đảo Hawai, người ta đã nhập 8 loài sâu bọ là thiên địch của loài cây cảnh này. Khi cây cảnh bị tiêu diệt, đã làm giảm số lượng chim sáo chuyên ăn cây cảnh, nên làm tăng số lượng sâu hại ruộng mía vôn là mồi của chim sáo. Kết quả là diệt được một loài cây cảnh có hại song sán lượng mía đã bị giam sút nghiêm trọng.
— Một loài thiên địch vừa có thể có ích, vừa có thể có hại:
Ví dụ, đôi với nông nghiệp, chim sẻ có ích hay có hại? Vấn đề này trước đây được tranh luận nhiều:
+ Chim sẻ vào đầu xuân, thu và đông, ăn lúa, thậm chí ở nhiều vùng còn ăn cả mạ mới gieo. Vậy chim sẻ là chim có hại.
+ Về mùa sinh sản, cuối xuân đầu hè, chim sẻ ăn nhiều sâu bọ có hại cho nông nghiêp. Vậy là chim sẻ có ích.
Qua thực tê, có một giai đoạn Trung Quốc tiêu diệt chim sẻ (vì cho ràng chim sẻ có hại), nên đã bị mất mùa liên tiếp trong một số năm. Thực tế đó đã chứng minh chim sẻ là chim có ích cho nông nghiệp.
Câu 1
Giải :
-Sinh sản hữu tính là sinh sản có hiện tượng thụ tinh. Thụ tinh là hiện tượng tế bào sinh dục đực (tinh trùng) kết hợp với tế bào sinh dục cái (trứng) tọ thành một tế bào mới gọi là hợp tử.
- thụ tinh ngoài là sự thụ tinh xảy ra bên ngoài cơ thểưu điểm: đa số đv ở nc thường đẻ trứng và xuất tinh vào nước các giao tử sẽ gặp nahu 1 cách ngẫu nhiên, đó là phương thức nguyên thủy nhất.
nhược điểm: số lượng trứng dễ bị ảnh hưởng do môi trường hoặc bị ăn thịt
- thụ tinh trong là sự thụ tinh xảy ra bên trong cơ thể
ưu điểm các động vật trên cạn có các cơ quan sinh dục phục để vận chuyển tinh dịch từ cơ thể con đực sang cái, sự thụ tinh sẽ được xảy ra trong cơ thể con cái, điều này giúp cho quá trình mang thai trong cơ thể mẹ được an toàn hơn.
nhược điểm: đây là hình thức sinh sản của động vât bặc cao nên không có nhược điểm *Ưu điểm của hình thức đẻ con so với đẻ trứng
- Phôi thai được bảo vệ tốt trong cơ thể mẹ, không bị các động vật khác ăn.
- Ở động vật có vú, chất dinh dưỡng ở cơ thể mẹ qua nhau thai để nuôi thai rất phong phú, nhiệt độ trong cơ thể mẹ rất thích hợp cho sự phát triển của phôi thai.
=> từ đó cho thấy tỉ lệ chết của phôi thai thấp.