Ôn tập lịch sử lớp 8

Nguyễn Trần Huỳnh Như

Câu1: Trách nhiệm của triều đình nhà Nguyễn trong việc để nước tra rơi vào tay thực dân Pháp

Câu2 Bối cảnh, nội dung chính trào lưu cải cách duy tân ở Việt Nam ở nữa cuối thế kỉ XIX ?

Câu 3: Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp ở Việt Nam gồm những nội dung nào? Nêu mối quan hệ giữa những nội dung đó?

Câu4: Nêu những điểm mới trong phong trào yêu nước chống Pháp đầu thế kỉ XX đến năm1918

Mình đang cần gấp, sắp thi rồi nhưng còn 4 câu này không biết làm. Ai biết làm câu nào thì giúp mình với. Cảm ơn nhiều!

Thanh Nga
7 tháng 5 2019 lúc 20:27

Câu 1 :

a. Trước khi Pháp xâm lược
Việt Nam lâm vào khủng hoảng trầm trọng của chế độ phong kiến trên tất cả các mặt :chính trị:nhà Nguyễn xây dựng một chính quyền chuyên chế độc đoán, tăng cường bảo vệ quyền lợi của dòng họ, lấy chỗ dựa là địa chủ, cường hào. kinh tế thì sa sút, công thương nghiệp bế tắc, xã hội mâu thuẫn,nhũng cuộc khởi nghĩa nông dân bùng nổ...Những chính sách đối nội, đối ngoại của nhà Nguyễn đã đặt nước ta vào tình thế hết sức bất lợi trước sự xâm lược của tư bản phương tây:tài lực, vật lực khánh kiệt, lòng dân li tán, binh sĩ bạc nhược, kém cỏi...Những bài học về "khoan thư sức dân" "thực túc binh thường" của các thế hệ trước , thì nhà Nguyễn đều không đáp ứng được vì thế khi Pháp xân lược thì quân và dân của nhà đã hết, sức đã kiệt, nhà Nguyễn không phát động được 1 cuộc kháng chiến toàn dân. Đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến Việt Nam rơi vào tay Pháp.
=> như vậy trách nhiệm của nhà Nguyễn với tư cách của một triều đại lãnh đạo quản lí đất nước trước nguy cơ xâm lược từ bên ngoài đã không có những biện pháp để nâng cao sức mạnh tự vệ mà còn thi hành những chính sách thiển cận,sai lầm làm cho tiềm lực quốc gia suy kiệt, hao mòn sức dân không còn khả năng phòng thủ đất nước, tạo điều kiện cho Pháp dẩy mạnh xâm lược
b.Khi Pháp vào xâm lược nhà Nguyễn với tư cách là người đứng ra lãnh đạo, tổ chức cuộc kháng chiến đã tiếp tục mắc phải những sai lầm trong đường lối đánh giặc đưa đến hậu quả nước ta rơi vào tay Pháp
-Ngay từ đầu trước cuộc xâm lăng của kẻ thù, triều đình đã có ý thức chuẩn bị kháng chiến nhưng sự chuẩn bị này lại chậm trễ, bị động, thiếu tích cực và trong quá trình kháng chiến triều đình có tư tưởng ngại địch, sợ địch không chủ động tấn công nên đã bỏ lỡ nhiều cơ hội đánh giặc (dẫn chứng)
-Triều đình đã sử dụng đường lối thủ để hoà, ảo thưởng về kẻ thù, trông chờ vào lương tâm, hảo ý của địch nên đã đi từ nhượng bộ này đến nhượng bộ khác xuất phát từ những toan tính ích kỉ muốn bảo vệ quyền lợi dòng họ nên từ chỗ kháng cự yếu ớt đến đầu hàng(d/c: lần lượt kí các bản hiệp ước đầu hàng)
-Triều đình đã không biết phát huy cuộc kháng chiến toàn dân không phối hợp với nhân dân đánh giặc đến cùng mà đã từng bước bỏ rơi, ngăn cản cuộc khởi nghĩa của nhân dân chống Pháp.
-Triều đình sai lầm trong chủ trương cầu viện bên ngoài.
- Triều đình tiếp tục duy trì đường lối bảo thủ, khước từ mọi đề nghị canh tân , đổi mới đất nước.

Bình luận (0)
Art Shi
7 tháng 5 2019 lúc 20:46

Đây là câu tl ngắn nhất mà tớ có thể soạn đc, hi vọng bạn học nhanh hơn.

Trách nhiệm của nhà Nguyễn trong việc để mất nước:

- Trước họa xâm lăng, triều đình nhà Nguyễn vẫn giữ chính sách bảo thủ, k thực hiện cải cách duy tân để tăng cường tiềm lực đất nc.

- Đối với Pháp: Ngay từ đầu nhà vua và đa số quan lại triều đình đã có tư tưởng sợ Pháp, ảo tưởng vào vc thương thuyết để giữ vững nền độc lập.

- Đối với nhân dân: triều đình vẫn giữ thái độ thù địch, k dám dựa vào nhân dân, k phát động đc cuộc chiến tranh nhân dân.

- Triều đình k có đường lối, phương pháp kháng chiến lại k đúng đắn.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Lê Cẩm Ly
Xem chi tiết
❤X༙L༙R༙8❤
Xem chi tiết
❤X༙L༙R༙8❤
Xem chi tiết
Hường Thu
Xem chi tiết
Nguyễn Đăng Thu Huyền
Xem chi tiết
Nguyễn Gia Bảo
Xem chi tiết
Vợ Byun
Xem chi tiết
Anh Luu Thi
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Phương
Xem chi tiết