Thiên nhiên và con người ở các châu lục

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
ngân cao

câu1; nêu tên các khu vực điển hình của khí hậu gió mùa?

câu2; dân cư châu á thuộc có chủng tộc nào?

câu3; hai trung tâm khí áp theo mùa có ảnh hưởng rộng nhất đến khí hậu châu á là gì?

câu4; sơn nguyên nào có khí hậu lớn nhất ở châu á?

câu5; các hệ thống sông a-mu đa-ri-a,trường giang,hoàng đà thuộc khu vực nào của châu á?

câu6;dân cư châu á phân bố tập chung chủ yếu ở khu vực nào?

câu7; khí hậu gió mùa và khí hậu lục địa ở châu á như thế nào?vì sao hai kiểu khí hậu đó có sự khác nhau như vậy?

câu8; địa hình châu á có đặc điểm gì nổi bật ?

câu9; kể tên các hệ thống sông lớn ở bắc á,đông á,đông nam á,nam á,tây nam á và trung á.cho biết chế độ nước của sông ngòi ở các khu vực như thế nào?vì sao?

m.n giúp mk ik mai mk có bài kiểm tra 1 tiết rồi khocroi

cute cute
12 tháng 10 2017 lúc 14:43

câu 8:đặc điểm địa hình:

- Châu Á có nhiều hệ thống núi, sơn nguyên cao, đồ sộ và nhiều đồng bằng rộng bậc nhất thế giới.
- Các dãy núi chạy theo hai hướng chính : đông - tây hoặc gần đông - tây và bắc - nam hoặc gần bắc - nam làm cho địa hình bị chia cắt rất phức tạp.
- Các núi và sơn nguyên cao tập trung chủ yếu ở vùng trung tâm. Trên các núi cao có băng hà bao phủ quanh năm

cute cute
12 tháng 10 2017 lúc 14:58

câu 2:

-Dân cư châu Á thuộc nhiều chủng tộc nhưng chủ yếu thuộc chủng tộc Ơ-rô-pê-ô-it , Môn-gô-lô-it , Ôxtra-lô-it

-Các luồng di dân và việc mở rộng giao lưu đã dẫn đến sự hợp huyết giữa ng thuộc các chủng tộc, các dân tộc của mỗi quốc gia.Họ chung sống bên nhau và cùng góp sức xây dựng quê hương đất nước

cute cute
12 tháng 10 2017 lúc 15:08

câu7:Đặc điểm khí hậu:

+ Kiểu khí hậu gió mùa: một năm có 2 mùa rõ rệt: mùa đông có gió từ nội địa thổi ra, không khí khô lạnh, ít mưa. Mùa hạ có gió từ đại dương thổi vào lục địa, thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều.

+ Kiểu khí hậu lục địa: mùa đông khô lạnh, mùa hạ khô và nóng. Lượng mưa trung bình năm từ 200-500mm

.- Giải thích: Do châu Á có kích thước rộng lớn,địa hình chia cắt phức tạp, núi và cao nguyên đồ sộ ngăn ảnh hưởng

Thư Soobin
26 tháng 11 2017 lúc 11:53

Câu 1: Khí hậu gió mùa châu Á gồm các kiểu: khí hậu gió mùa nhiệt đới phân bố ở Nam Á và Đóng Nam Á, khí hậu gió mùa cận nhiệt và ôn đới phân bố ở Đông Á

Thư Soobin
26 tháng 11 2017 lúc 11:55

Câu 2: Dân cư Châu Á chủ yếu thuộc chủng tộc:

Môn – gô – lô – it Ơ – rô – pê – ô – it Ô – xtra- lô – it

Các luồng di dân và việc mở rộng giao lưu đã dẫn đến sự hợp huyết giữa người thuộc các chủng tộc, các dân tộc trong mỗi quốc gia. Họ chung sống bên nhau và cùng góp sức xây dựng quê hương đất nước

Thư Soobin
26 tháng 11 2017 lúc 11:56

Câu 3: Hai trung tâm khí áp theo mùa có ảnh hưởng rộng nhất đến khí hậu Châu Á là: Xiabia và Iran

Thư Soobin
26 tháng 11 2017 lúc 12:03

Câu 5: Sông Amu Darya: Trung Á

Thư Soobin
26 tháng 11 2017 lúc 12:04

Câu 6: Dân cư Châu Á tập trung nhiều ở những vùng có khí hậu thuận lợi: ở lưu vực các con sông lớn, gần biển để thuận lợi cho các hoạt động sản xuất kinh tế, trao đổi trao lưu buôn bán giữa các quốc gia trong khu vực cũng như trên thế giới

Thư Soobin
26 tháng 11 2017 lúc 12:08

Câu 7: Các kiểu khí hậu gió mùa
Khí hậu gió mùa châu Á gồm các kiểu: khí hậu gió mùa nhiệt đới phân bố ở Nam Á và Đóng Nam Á, khí hậu gió mùa cận nhiệt và ôn đới phân bố ở Đông Á
Trong các khu vực khí hậu gió mùa. một năm có hai mùa rõ rệt : mùa đông có gió từ nội địa thổi ra, không khí khô, lạnh và mưa không đáng kể. Mùa hạ có gió từ đại dương thổi vào lục địa, thời tiết nóng ẩm và có mưa nhiều. Đặc biệt, Nam Á và Đông Nam Á là hai khu vực có mưa vào loại nhiều nhất thế giới
Các kiểu khí hậu lục địa
Các kiểu khí hậu lục địa phân bố chủ yếu trong các vùng nội địa và khu vực Tây Nam Á. Tại các khu vực này vé mùa đông khô và lạnh, mùa hạ khô và nóng. Lượng mưa trung bình năm thay đổi từ 200-500mm, độ bốc hơi rất lớn nên độ ẩm không khí luôn luôn thấp. Hầu hết các vùng ở nội địa và Tây Nam Á đều phát triển cảnh quan bán hoang mạc và hoang mạc

Thư Soobin
26 tháng 11 2017 lúc 12:09

Câu 8: Quá trình phát triển lâu dài của đại lục Á-Âu nói chung và châu Á nói riêng cùng với cấu trúc địa chất phức tạp làm cho địa hình của châu Á rất đa dạng. Một số đặc điểm chính của địa hình châu Á là:
Bề mặt bị chia cắt thẳng đứng rất mạnh
Địa hình châu Á
Trên lãnh thổ châu Á có đầy đủ các dạng địa hình khác nhau: các núi và sơn nguyên cao, các cao nguyên và đồng bằng rộng lớn với nhiều nguồn gốc, kiểu loại khác nhau, các thung lũng rộng và bồn địa kín. Tất cả các dạng địa hình đó nằm xen kẽ với nhau làm cho bề mặt địa hình châu lục bị chia cắt rất mạnh.
Các hệ thống núi trung bình và cao phân bố rải khắp châu lục như các dãy Đại Hưng An, Altai, Tần Lĩnh, Thiên Sơn, Côn Lôn, Himalaya cao trung bình 5.000-6.000 m, trong đó dãy núi Pamir cao hơn 7.000 m được xem là nóc nhà thế giới và đỉnh Everest cao 8.848 m là đỉnh núi cao nhất thế giới.
Bên cạnh các hệ thống núi cao có các đồng bằng thấp, rộng lớn và bằng phẳng như Lưỡng Hà, Turan, Hoa Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam, Ấn-Hằng...
Hướng của hệ thống núi
Các dãy núi của châu Á chạy theo nhiều hướng khác nhau trong đó hai hướng chính là Đông-Tây và Bắc-Nam.
Hướng Đông-Tây (hoặc gần Đông-Tây) bao gồm các dãy núi chạy dài từ bán đảo Tiểu Á, sơn nguyên Iran đến Himalaya, các hệ thống núi của vùng Trung Á và Nội Á.
Hướng Bắc-Nam (hoặc gần Bắc-Nam) gồm các dãy núi dọc theo miền Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á như Đông Gaths, Tây Gaths của Ấn Độ, Ural và Kamchatka của Nga, Trường Sơn của Việt Nam...
Sự phân bố địa hình
Sự phân bố các dạng địa hình trên bề mặt châu lục không đồng đều. Các hệ thống núi và sơn nguyên cao nhất đều tập trung ở vùng trung tâm châu lục, tạo thành một vùng núi cao, đồ sộ và hiểm trở nhất thế giới. Từ khối núi Pamir tỏa ra 3 cánh núi chính:
Cánh Đông Bắc gồm các hệ thống núi nối tiếp nhau: Thiên Sơn, Altai, Sayan cho đến đông bắc Siberi;
Cánh phía Tây gồm dãy Hindu Kush và hệ thống các núi thuộc sơn nguyên Iran cho đến Tiểu Á và Nam Âu;
Cánh Đông Nam bao gồm các núi thuộc khối Tây Tạng, Himalaya và Đông Nam Á.
Ba cánh núi này chia bề mặt châu Á thành ba phần khác nhau:
Phần Bắc và Tây Bắc với địa hình chủ yếu là đồng bằng, sơn nguyên thấp, rộng và tương đối bằng phẳng như Turan (Trung Á), Tây Siberi và cao nguyên Trung Siberi. Đây là bộ phận được hình thành trên các nền Tiền Cambri và Cổ Sinh, có địa hình thấp dần và mở rộng về phía Bắc.
Phần Đông gồm các núi và sơn nguyên cao, các cao nguyên, núi trung bình, núi thấp xen với các đồng bằng nhỏ ven bờ. Đây là bộ phận được hình thành trên vùng nền Trung Hoa, các đới uốn nếp Cổ Sinh, Trung Sinh. Tất cả được nâng lên mạnh mẽ vào cuối đại Tân Sinh. Đặc biệt, địa hình của phần phía Đông này có cấu tạo dạng bậc, thấp dần từ nội địa ra phía biển.
Phần Nam và Tây Nam gồm các hệ thống núi uốn nếp trẻ, các sơn nguyên và các đồng bằng xen kẽ với nhau. Địa hình ở đây bị chia cắt mạnh nhất so với hai bộ phận trên.
Cấu tạo sơn văn của châu Á như vậy có tác dụng phân chia ảnh hưởng của các đại dương đối với lục địa: phần Bắc chịu ảnh hưởng của Bắc Băng Dương, phần Đông chịu ảnh hưởng của Thái Bình Dương, phần Nam và Tây Nam chịu ảnh hưởng của Ấn Độ Dương và Địa Trung Hải. Tác động của các đại dương có ảnh hưởng quan trọng đến sự hình thành khí hậu, cảnh quan tự nhiên và các hoạt động kinh tế-xã hội của con người.

Thư Soobin
26 tháng 11 2017 lúc 12:10

Câu 9: + Bắc Á: nhiều sông, các sông lớn đều chảy theo hướng từ nam lên bắc, mùa đông các sông bị đóng băng kéo dài. Mùa xuân băng tuyết tan, mực nước sông lên nhanh và gây lũ băng lớn

+ Đông Á, Đông Nam Á: sông dày đặc, nhiều sông lớn, thời kì nước lớn vào cuối mùa hạ đầu mùa thu, thời kì cạn nhất vào cuối đông đầu xuân

+ Tây Nam Á và Trung Á: do khí hậu lục địa khô hạn nên sông kém phát triển. Nguồn cung cấp nước là tuyết và băng tan từ các đỉnh núi cao nên vẫn có nhiều sông lớn

Thư Soobin
26 tháng 11 2017 lúc 12:11

Câu 9: Các sông lớn ở Bắc Á: Ôbi, Iênítxây, Lêna

- Hướng từ nam lên bắc. - Chế độ nước: sông đóng bằng về mùa đông, lũ về mùa xuân

- Nguyên nhân: Đây là vùng khí hậu lạnh, về mùa đông nhiệt độ hạ thấp, sông bị đóng băng kéo dài. Đến mùa xuân, khi nhiệt độ tăng, băng tan, mực nước sông lên nhanh thường gây lũ băng lớn


Các câu hỏi tương tự
26. 6/7 Nhật Tiến
Xem chi tiết
nhattien nguyen
Xem chi tiết
nhattien nguyen
Xem chi tiết
nhattien nguyen
Xem chi tiết
nhattien nguyen
Xem chi tiết
26. 6/7 Nhật Tiến
Xem chi tiết
nhattien nguyen
Xem chi tiết
nhattien nguyen
Xem chi tiết
nhattien nguyen
Xem chi tiết