Đề kiểm tra 1 tiết - HKII - Đề 2

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
a còng rảnh

câu 4:trình bày đặc điểm sinh sản, cấu tạo ngoài, cấu tạo trong của thằn lằn thích nghi với đời sống hoàn toàn ở cạn?

câu 5: Nêu chiều hướng tiến hóa của hệ thần kinh, hệ tuần hoàn qua các ngành, lớp động vật đã học?

Vẽ sơ đồ hệ tuần hoàn của thằn lằn, ếch đồng, chim bồ câu và thỏ?

câu 6:

a)Thế nào là đa dạng sinh học? Vì sao phải bảo vệ đa dạng sinh học?

Bản thân em cần làm gì để góp phần vào bảo vệ đa dạng sinh học?

b)Giải thích đặc điểm thích nghi về cấu tạo và tập tính của động vật ở đới lạnh và hoang mạc đới nóng?

"hiếp- mi" Có ai đi qua xin rủ lòng thương giúp tui thoát khỏi cái khốn khổ khi phải làm đề cương mà ko đc xem anime đi!!! "pờ-lít-sờ"

Nguyễn ngọc quỳnh lam
2 tháng 4 2019 lúc 15:58

Câu 4:

Đặc điểm sinh sản:

- Quá trình sinh sản không lệ thuộc vào môi trường nước.

- Thụ tinh trong, đẻ ít trứng.

- Trứng có vỏ dai bảo vệ, giàu noãn hoàn.

- Phát triển trực tiếp, không qua biến thái.

Cấu tạo ngoài:

- Da khô, có vảy sừng bao bọc.

- Cổ dài.

- Mắt có mi cử động.

- Màng nhĩ nằm trong 1 hốc nhỏ bên đầu.

- Thân, đuôi dài.

- Bàn chân 5 ngón có vuốt.

Cấu tạo trong:

- Hô hấp bằng phổi nhờ sự co dãn của cơ liên sườn.

- Tâm thất có vạch ngăn hụt, máu đi nuôi cơ thể ít pha trộn.

- Là động vật biến nhiệt.

- Hệ thần kinh và giác quan tương đối phát triển.

Câu 5:

Hệ thần kinh:

- Bán cầu não phát triển, não có nhiều nếp nhăn hơn, thùy trán to hơn, tế bào thần kinh tập trung thành khối tạo thành não, tủy sống.

- Các động vật thân mềm như giun tế bào thần kinh ở 2 bên thân, rải rác cơ thể đến lớp cá đã có tủy sống, đến thú còn có thêm hạch thần kinh, loài động vật có vú có thêm não nhưng ít nếp nhăn hơn người.

Hệ tuần hoàn:

- Cá: hệ tuần hoàn đơn, tim 2 ngăn, 1 tâm nhĩ, 1 tâm thất.

- Lưỡng cư: tim 3 ngăn, 1 tâm thất, 2 tâm nhĩ.

- Bò sát: tim 4 ngăn, 2 tâm thất, 2 tâm nhĩ, vách ngăn giữa 2 tâm thất trái và phải là vách ngăn không hoàn toàn.

-Chim và thú: tim 4 ngăn, 2 tâm thất, 2 tâm nhĩ, vách ngăn hoàn toàn.

Hệ tuần hoàn của thằn lằn:

Hỏi đáp Sinh học

Hệ tuần hoàn của ếch đồng:

Hỏi đáp Sinh học

Hệ tuần hoàn của chim bồ câu:

Hỏi đáp Sinh học

Hệ tuần hoàn của thỏ:

Hỏi đáp Sinh học

Nguyễn ngọc quỳnh lam
3 tháng 4 2019 lúc 11:21

Câu 6:

-Đa dạng sinh học là sự phong phú về nguồn gen, về giống, loài sinh vật và hệ sinh thái trong tự nhiên.

-Cần bảo vệ đa dạng sinh học vì bảo vệ đa dạng sinh học chính là góp phần:

+ Bảo tồn sự phong phú và đa dạng nguồn gen của hệ sinh vật.

+ Tạo sự cân bằng sinh thái trong tự nhiên.

+ Giảm nguy cơ tuyệt chủng cũa các loài sinh vật

+ Bảo tồn sự đa dạng di truyền

Bản thân em cần:

-Bảo vệ môi trường( đất,nước,không khí,..).

-Tuyên truyền nâng cao ý thức của con người.


Các câu hỏi tương tự
Phương
Xem chi tiết
a còng rảnh
Xem chi tiết
người bí ẩn
Xem chi tiết
Trần Thị Kim Chi
Xem chi tiết
Nguyễn Gia Lượng
Xem chi tiết
Vũ Quý Bình
Xem chi tiết
ng thành
Xem chi tiết
Phan Kim Ngọc
Xem chi tiết
Ngô Văn Phong
Xem chi tiết