Bài 2: Xác định từ ghép trong các câu, đoạn sau và cho chúng vào bảng phân loại:
a. Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan
b. Nếu không có điệu Nam ai
Sông Hương thức suốt đêm dài làm chi.
Nếu thuyền độc mộc mất đi
Thì hồ Ba Bể còn gì nữa em.
c.Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần
d.“ Mưa phùn đem mùa xuân đến, mưa phùn khiến những chân mạ gieo muộn nảy xanh lá mạ. Dây khoai, cây cà chua rườm rà xanh rợ các trảng ruộng cao. Mầm cây bàng, cây nhội hai bên đường nảy lộc, mỗi hôm trông thấy mỗi khác....Những cây bằng lăng mùa hạ ốm yếu lại nhú lộc. Vầng lộc non nảy ra. Mưa bụi ấm áp. Cái cây được cho uống thuốc.”
TGDL: a._____ b._____ c._____
TGCP: a._____ b._____ c._____
LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN BIỂU CẢM (SỰ VẬT, CON NGƯỜI)
Câu 1: Hãy xác định bố cục của đoạn văn
Câu 2: chỉ ra yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm có trong đoạn
NỤ CƯỜI CỦA MẸ
Nụ cười của mẹ như ngọn lửa hông bao giờ dập tắt, một ngọn lửa hi vọng!Nụ cười sưởi ấm trái tim ta khi buồn sầu , một nụ cười dỗ dành! Tuổi bạo loạn trội dậy trong người chúng ta, tôi bắt đầu tranh cãi với mẹ về những câu chuyện nhỏ nhặt nhất, mẹ tôi chẳng làm gì chỉ nở một nụ cười đầy thất vọng. Nụ cười của mẹ là ánh nắng là chiếc ô. Là cái võng ru ta ngủ khi còn thơ bé. Là vòng tay ấm ấp ôm ta khi những đứa bạn chê cười. Đặt biệt hơn khi ta chiến thắng hay thành công mẹ lại nở nụ cười rạng rỡ. Nụ cười tuy đã có nếp nhăn nhưng chứa đầy tình yêu thương vô bờ bến. Bạn hãy để ý đến gương mặt của mẹ khi bạn thông báo cho người điểm mười đỏ chói, khoe với người một việc tốt bạn đã làm được hay đơn giản chỉ là một việc làm trong gia đình bạn tự làm lấy giúp bố mẹ.. Chao ôi! Nụ cười ấy rạng rỡ, đẹp đẽ biết bao, bờ môi mẹ hé nụ như bình minh lên toa rạng tâm hồn ta. Bạn thấy gì từ đó? Nó lớn lao hơn một lời chia sẻ, nó vĩ đại hơn một lời đồng tình và tiếp cho ta thêm bao nhiêu sức mạnh để tiếp tục làm những việc có ích cho cuộc đời này. Bao nhiêu tình cảm yêu thương trìu mến dạt dào có lẽ mẹ đều dồn vào nụ cười đó gởi cho ta thông điệp của yêu thương.Bạn hãy thử tưởng tượng nếu một ngày nào đó nụ cười ấy tắt trên gương mặt mẹ thì cuộc sống sẽ ra sao? Sự tẻ nhạt, lạnh lẽo sẽ chiếm lĩnh tâm hồn bạn, ngôi nhà bạn. Chẳng còn ai an ủi ta mỗi khi ta buồn, chẳng còn ai chia sẻ mỗi khi hạnh phúc, sướng vui. Cũng chẳng còn ai nâng đỡ, sưởi ấm ta bằng một nụ cười.. Và lúc ấy ta mới hiểu được sự quan trọng của nụ cười mẹ trong cuộc đời mình. Nụ cười của mẹ là nguồn động viên rất lớn, là món quà rất quý mà cuộc đời dành cho mỗi người con. Bởi vậy, hãy biết trân trọng vã giữ gìn để nụ cười đừng bao giờ tắt trên bờ môi của mẹ.
BÀN TAY CỦA BA
Một nhà tâm lý học và phân tâm học nổi tiếng người Áo đã từng nói: “Nhu cầu mạnh mẽ nhất của mọi đứa trẻ trong suốt thời kỳ thơ ấu của chúng là được che chở và bảo vệ bởi người cha”, quả thật nếu không có đôi bàn tay của ba che chở, có lẽ tôi đã không đủ sức tự mình bước đi trên con đường đầy những khó khăn, trăn trở phía trước. Từ thuở còn thơ, tôi được mẹ kể lại: “Khi con chào đời, ba nhìn con bằng ánh mắt thật hạnh phúc rồi dùng đôi tay chai sạn, đầy những vết sứt sẹo của mình nâng niu con, đứa con bé bỏng.” Bàn tay ấy, ánh mắt ấy đã in sâu vào tâm trí tôi, đó có lẽ là lời chào đầu tiên đón tôi đến với thế giới diệu kỳ này. Rạng sáng ngày khai trường, ba nở một nụ cười động viên, bàn tay ba nhẹ nhàng cầm lấy tay con, cảm giác bâng khuâng, rụt rè đôi chút lo lắng trong tôi dường như tan biến. Chính đôi bàn tay chai sần đó đã đưa tôi đi học vào mỗi buổi sáng và đón tôi về khi tan trường. Ngày tôi ốm, ba đã gác lại công việc của mình để chăm sóc tôi. Suốt mấy hôm, ba luôn bên cạnh theo dõi, chăm sóc tôi mà chẳng hề chợp mắt. Bàn tay ba liên tục vắt khăn lau lên khắp cơ thể tôi, ba cứ lau mà chẳng ngừng nghỉ. Lúc ấy, đôi bàn tay thô ráp, to lớn của ba tựa như chiếc gối mềm, thật ấm áp, nhẹ nhàng. Nhờ khéo tay, ba tôi làm được mọi thứ. Từ những việc nặng nhọc hay việc cần sự khéo léo kể cả may vá, chẳng ai trong nhà hơn được ba tôi. Đôi bàn tay ba đã làm rất nhiều điều cho tôi và thậm chí tôi còn không biết những điều ấy. Tôi yêu bàn tay của ba, nó khiến tôi cảm thấy thật ấm áp và hạnh phúc. Tôi muốn đôi tay ấy mãi bên cạnh tôi, cùng tôi chia sẻ những khoảnh khắc vui, buồn. Tôi sẽ luôn yêu thương, kính trọng, dành thời gian bên ba. Mong sao, ba sẽ luôn mạnh khỏe, yêu đời, và ở bên cạnh tôi thật lâu, thật lâu. Bàn tay vất vả ấy sẽ mãi là đôi bàn tay êm ái nhất của đời tôi.
GIỌNG NÓI THẦY/CÔ
Trong suốt những năm tháng tuổi học trò của tôi, hằng ngày được lắng nghe những giọng nói khi giảng bài của thầy cô đã cho tôi biết được sự yêu thương và ân cần mà thầy cô dành cho những người học sinh như tôi. Giọng nói dịu dàng khi đang đứng trên bục giảng bài , giọng nói lo lắng hỏi thăm khi tôi gặp khó khăn và giọng nói tức giận, la rầy khi tôi không làm bài tập về nhà. Đó có lẽ là điều mà khi đã trưởng thành tôi sẽ luôn biết ơn và không thể nào quên được. Ngày đầu năm học lớp 5, khi gặp gỡ và làm quen với các bạn học, tôi đã rất mong chờ để được gặp giáo viên mới. Cô làm quen với cả lớp giới thiệu cô tên Minh, dạy môn Ngữ Văn và cũng là giáo viên chủ nhiệm của lớp tôi. Giọng nói dịu dàng và thanh thoát của cô đã để lại những ấn tượng trong lòng tôi. Khi cô đứng trên bục giảng bài cho chúng tôi, giọng nói êm, dịu dàng ấy rất hay và khiến tôi bị lôi cuốn vào và cảm thấy dễ hiểu bài hơn. Tôi còn nhớ có lần, những bạn học sinh của lớp tôi không hiểu bài cô đã hỏi thăm và tận tình giảng lại bài cho các bạn ấy. Mỗi khi tôi và những bạn trong lớp không làm bài tập về nhà hay không thực hiện tốt nội quy, tôi cảm thấy giọng nói của cô trở nên tức giận và có phần thất vọng, khi đó tôi thấy rất buồn, hối hận vì đã phụ lòng tin tưởng của cô. Giờ đây khi gặp những lứa học sinh mới, tôi luôn mong rằng cô vẫn sẽ nhớ mãi hình bóng cô bé học sinh tiểu học này. Dù bây giờ tôi đã là một học sinh trung học, đã trưởng thành và chững chạc hơn trước nhưng tôi vẫn luôn biết ơn cô. Cảm ơn cô vì đã luôn giúp đỡ em, em hứa sẽ không phụ lòng tin tưởng của cô.
LOÀI CÂY EM YÊU
Trong tất cả các loại cây ăn quả được trồng trong vườn của ông bà em, em thích nhất là cây xoài cát mà ông em đã trồng từ năm ba em được năm tuổi. Nó không chỉ là một cây cho gia đình em những trái ngọt mát mỗi khi hè đến mà đây còn là một loài cây cho bóng mát rất hữu ích. Cây xoài nhà em cao trên 4m nó rất bự,rễ cây đâm sâu xuống lòng đất giúp cây đứng vững,mỗi khi có lũ hay gió thổi mạnh cây xoài vẫn đứng im như chưa có chuyện gì.Thân cây rất to có những con mắt li ti trên cây,thân cây to đến nỗi 2 người ôm mới xuể hết.Lá cây xoài có màu xanh lục và mọc um tùm trên cây trông rất đẹp.Mùa Xuân cây đâm chồi nãy Lộc và những chùm hoa li ti làm cho cây trông rất đẹp.Đến mùa hè cây xoài cho trái trái xoài có vị chua chua ngọt ngọt ăn rất ngon. Em rất thích cây xoài vì cây xoài là sợi dây kết nối vô hình của gia đình em.Em mong ông bà khỏe mạnh để có sức trồng cây xoài.
Là một loài hoa được biết tới rộng rãi và được em yêu thích là loài hoa hồng. Trong đó có những kỹ niệm đáng nhớ về những bông hoa hồng từ những thứ đặc biệt của nó. Hoa hồng có rất nhiều cánh hoa hồng rât mềm dịu, mang một vẽ đẹp . Hoa hồng cũng có rất nhiều màu sắc bắt mắt trên các cánh hoa. Nhưng trái lại thân hoa lại có nhiều gai nhọn ra. Mùi thơm mùi trà, sen, hay đinh hương, và có thể là một mùi hương rất độc đáo mang lại cho em một cảm giác thư giản với hương thơm của một bông hoa hồng. Một trong những thứ khiếng em thích loài hoa này là vì chúng rất dễ trồng nhưng vẽ đẹp độc nhất vô nhị. Hoa hồng cũng đã gắn liền với những ngày quan trọng trong năm như ngày Phụ nữ Việt Nam, Ngày của mẹ, Ngày Nhà Giáo Việt Nam… như một món quà tặng trong những ngày đó. Món quà cho dù chỉ là một bông hoa nhưng có ý nghĩa lớn hơn đó rất nhiều. Theo cảm nhận của èm hoa hồng chỉ là những ý nghĩa đó còn là tình yêu thương của người tặng bông hoa hồng đó và những câu chúc ý nghĩa. Nếu thiếu hoa hồng trong những ngày như Ngày Nhà Giáo Việt Nam thì sẽ như thế nào? Riêng em sẽ là buồn và thiếu văn cùng với sự tẻ nhạt vì đã mất đi một trong những thứ tương trưng của một món quà. Và có lẽ nó cũng đã nói lên tầm quan trọng của hoa hồng đối với cảm xúc của em và tầm quan trọng của nó đối với những khi chúng ta cần nó.
Câu 3: Đọc bài c do và trả lời câu hỏi bên dưới
Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát,
Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, bát ngát mệnh mông.
Thân em như chẽn lúa đòng đòng,
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai
a) Hãy chỉ ra các yếu tố đặc trưng của ca dao.
b) Nêu ý nghĩa của bài ca dao trên.
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
... “Bố nhớ, cách đây mấy năm, mẹ đã phải thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con!... Nhớ lại điều ấy, bố không thể nén được cơn tức giận đối với con [...] Người mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn, người mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con!..”.
(Theo văn bản“ Mẹ tôi”- Ngữ Văn 7,tập 1)
Câu 1. Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt nào?
Câu 2. Tìm 2 từ láy, 2 từ ghép đẳng lập có trong đoạn văn.
Câu 3. Nêu dung chính của đoạn văn trên.
Câu 4. Chỉ ra quan hệ từ có trong câu:
“Người mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn, người mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con,có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con!..”.
Hà lân la đến làm quen với ông họa sĩ.
- Ông ơi! Sông quê cháu nước trong ông nhỉ?
Trong, đẹp lắm cháu ạ, cháu lại đây trông ông vẽ có giống không?
- Ôi! Giống quá, mà ông… ông còn cho nó chở bao nhiêu là thứ, ông có vẽ được hoa này không?
Từ nãy đến giờ đến bên ông. Hà cầm sẵn một cành hoa mận trong tay màu trắng tinh ngắt ở trước sân nhà. Hà giơ lên cho ông họa sĩ:
- Ông vẽ nó vào đi ông, ông vẽ nữa, cháu ngắt cho ông. Hay cháu dẫn ông đi, quê cháu nhiều hoa đẹp lắm cơ ông ạ.
Họa sĩ một mình lặng lẽ ngồi vẽ từ sáng, giờ có cô bạn nhỏ đến, ông thấy vui hơn. Hai ông cháu dắt nhau ra dọc bờ sông tìm các loại hoa. Hoa nào Hà cũng có một câu chuyện riêng về nó để kể cho ông nghe.
- Hoa cải vùng này ông ạ, cháu thích lắm nhưng mẹ cháu không cho hái, mẹ nói để nó đậu quả mà làm giống. Làm giống làm gì ông nhỉ? Cháu thì cháu thích nó vàng tươi để ong đến hút mật thích lắm cơ. Ông đã thấy ong đậu hoa cải bao giờ chưa?
- Ong đậu trên các loại hoa, công việc của nó cũng giống như cháu quét nhà trông em cho mẹ ấy.
- Ông có biết hoa bèo này không ông? Cháu thích màu tím bồng bồng trên nước lắm, cơ mà mẹ cháu lại chúa ghét.
- Vì sao?
- Vì ra hoa là bèo già rồi phải không ông – mẹ bảo bèo già lợn ăn không ngon, lợn nhai mỏi răng lắm…
Cứ thế hai ông cháu hết đi lại ngồi.
Một lần họa sĩ giăng tấm bản vẽ bồi giấy trắng ra. Hà như bị thu hút vào đấy hết.
- Ông ơi! Cháu ước có chiếc áo hoa như thế này thì đẹp lắm ông nhỉ.
- Thì cháu chả đang mặc áo hoa đấy là gì!
- Ôi! Cái này thì chán lắm.
- Sao lại chán, thế cháu có biết hoa này tên gọi là hoa gì không?
- Cháu chịu, hoa ấy ở tận nước nào xa xăm lắm, có cả hoa ở chỗ bác Thọ hay đi họp nữa đấy, anh cháu bảo thế. Anh bảo quê cháu không có thứ hoa này. Mặc áo hoa mà chẳng biết hoa ấy ở đâu thì chán ông nhỉ. Cháu ước có một chiếc áo hoa toàn thứ hoa ở quê cháu. Có cành này, lá này, có các loài vật nữa cháu càng thích.
Họa sĩ gật đầu. Ông hiểu ý của Hà nhiều hơn bé nói. Ông nhớ lại đã bao nhiêu lần ông đặt giá vẽ lên bãi sông này. Và ông đã gặp bao nhiêu cô, chú bé. Có điều là mỗi cô, chú bé đến với ông bằng một cách. Và mỗi đứa cũng rủ rỉ với ông bằng một chuyện khác nhau. Thường thì các chú bé thích được ông cho cầm bút vẽ lên giấy. Riêng bé Hà không thế. Bé dẫn chuyện và kể với ông những điều làm ông thích thú đến tò mò. Cô bé có đôi mắt sáng và đôi môi chúm lại vừa kín đáo vừa ngây thơ.
(Trích Người họa sĩ già với chiếc áo hoa - Thúy Bắc)
Câu 1. Đoạn trích trên được kể theo ngôi thứ mấy?
A. Ngôi thứ nhất
B. Ngôi thứ hai
C. Ngôi thứ ba
D. Ngôi thứ tư
Câu 2. Phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích trên là:
A. Miêu tả
B. Nghị luận
C. Biểu cảm
D. Tự sự
Câu 3. Đoạn trích trên có những nhân vật chính nào?
A. Họa sĩ
B. Người cha
C. Họa sĩ và bé Hà
D. Bé Hà
Câu 4. Câu nói “Ông ơi! Cháu ước có chiếc áo hoa như thế này thì đẹp lắm ông nhỉ.”là lời của ai?
A. Lời của người kể chuyện.
B. Lời của nhân vật bé Hà.
C. Lời của nhân vật người mẹ.
D. Lời của nhân vật họa sĩ.
Câu 5. Em có nhận xét gì về tính cách của người họa sĩ?
A. Là người kiêu căng, khó gần.
B. Là người không thích trẻ nhỏ
C. Là một họa sĩ già khó tính.
D. Là người hòa đồng, gần gũi với trẻ nhỏ, hiểu những tâm sự của con trẻ.
Câu 6. Phó từ trong câu “Và ông đã gặp bao nhiêu cô, chú bé.” là:
A. Và
B. Đã
C. Gặp
D. Bao nhiêu
Câu 7. Theo em, đề tài rõ nhất được nói đến trong đoạn trích là đề tài gì?
A. Đề tài về tình cảm của con người với phong cảnh quê hương.
B. Đề tài vẽ tranh.
C. Đề tài về phong cảnh thiên nhiên.
D. Đề tài về nghề họa sĩ.
Câu 8. Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu “Ong đậu trên các loại hoa, công việc của nó cũng giống như cháu quét nhà trông em cho mẹ ấy.” là gì?
A. Nhân hóa
B. Ẩn dụ
C. So sánh
D. Hoán dụ
Câu 9. Trong đoạn trích, ước mơ của bé Hà là gì. Em có suy nghĩ gì về ước mơ này?
Câu 10. Nhân vật bé Hà có điểm gì giống với em? Câu chuyện của bé Hà mang đến điều gì mà em thích nhất?
mọi người giúp vs (5sao nha)
đọc kĩ đoạn văn trên và trả lời câu hỏi:
Mùa xuân của tôi - mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội - là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống trèo vọng lại từ những thôn xóm xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng...
a)liệt kê các từ láy có trong đoạn trích trên?nêu TD
b)đoạn trích trên SD biện pháp tu từ nào?nêu TD
Câu nào trong đoạn trích của Duy Khán có yếu tố miêu tả :
"Gan bàn chân bao giờ cũng xám xịt và lỗ rỗ, bao giờ cũng khuyết một miếng, không đầy đặn như gan bàn chân người khác (1). Mu bàn chân mốc trắng, bong da từng bãi, lại có nốt lấm tấm (2). Đêm nào cũng ngâm nước nóng hòa muối, gãi lấy gãi để rồi xỏ vào đôi guốc mộc (3). Khi ngủ bố rên, rên vì đau mình, nhưng cũng rên vì nhức chân (4)."
A.Câu 1,2,3
B.Câu 1,2
C.Câu 3,4
D.Câu 1,2,3,4
1.Kể tên các văn bản thuộc chủ đề Thơ trung đại Việt Nam chữ Nôm mà em đã được học và đọc thêm trong sách Ngữ văn 7, tập một.(1đ)
2.Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ: “ Uống nước nhớ nguồn”(1,5đ)
3.Bài thơ Sông núi nước Nam thường được gọi là gì?(0,5đ)
4.Bài Sông núi nước Nam được viết cùng thể thơ với bài nào?(0,5đ)
5.Thành ngữ trong câu "Mẹ đã phải một nắng hai sương vì chúng con." giữ vai trò gì?(0,5đ)
6.Nêu ý nghĩa, xác định chủ ngữ, vị ngữ và biện pháp nghệ thuật tu từ của câu 5 (1đ)
II. PHẦN LÀM VĂN ( 6 điểm)
Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 7, tập một, trang 175 có một đoạn văn như sau:
“Thường thường, vào khoảng đó trời đã hết nồm, mưa xuân bắt đầu thay thế cho mưa phùn, không còn làm cho nền trời đùng đục như màu pha lê mờ. Sáng dậy, nằm dài nhìn ra cửa sổ thấy những vệt xanh tươi hiện ở trên trời, mình cảm thấy rạo rực một niềm vui sáng sủa. Trên giàn hoa lí, vài con ong siêng năng đã bay đi kiếm nhị hoa. Chỉ độ tám chín giờ sáng, trên nền trời trong trong có những làn sáng hồng hồng rung động như cánh con ve mới lột.”
1. Cho biết nhan đề, tác giả và phương thức biểu đạt của văn bản có đoạn trích trên? (1 điểm)
2. Hiệu quả của biện pháp tu từ điệp ngữ được sử dụng trong đoạn trích trên?
(1 điểm)
3. Chỉ rõ và cho biết tác dụng của những từ láy được sử dụng trong đoạn trích trên? (2 điểm)
4.Nêu cảm nghĩ về ngày Tết cổ truyền ở quê em.(2đ)
*Nhanh nhé các bạn, mình sắp thi HKI rồi* Ai làm xong nhanh nhất mà đúng, hay nhất thì mình like cho:))
LOVE YOU
Sách giáo khao Ngữ văn lớp 7, tập một trang 175 có 1 đoạn văn như sau:
" Thường thường, vào khoảng đó trời đã hết nồm, mưa xuân bắt đầu thay thế cho mưa phùn, không còn làm cho nền trời đùng đục như màu pha lê mờ. Sáng dậy, nằm dài nhìn ra cửa sổ thấy những vệt xanh tươi hiện ở trên trời, mình cảm thấy rạo rực một niềm vui sáng sủa. Trên giàn hoa lí, vài con ong siêng năng đã bay đi kiếm nhị hoa. Chỉ độ tám chín giờ sáng, trên nền trời trong trong có những làn sáng hồng hồng rung động như cánh con ve mới lột. "
1. Cho biết nhan đề, tác giả và phương thức biểu đạt của văn bản có đoạn trích trên ?
2. Tác dụng của biện pháp tu từ điệp ngữ được sử dụng trong đoạn trích trên ?
3. Chỉ rõ và cho biết tác dụng của những từ láy được sử dụng trong đoạn trích trên ?
Cho đoạn văn sau :
" Thường thường, vào khoảng đó trời đã hết nồm, mưa xuân bắt đầu thay thế cho mưa phùn, không còn làm cho nền trời đùng đục như màu pha lê mờ. Sáng dậy, nằm dài nhìn ra cửa sổ thấy những vệt xanh tươi hiện ở trên trời, mình cảm thấy rạo rực một niềm vui sáng sủa. Trên giàn hoa lí, vài con ong siêng năng đã bay đi kiếm nhị hoa. Chỉ độ tám chín giờ sáng, trên nền trời trong trong có những làn sáng hồng hồng rung động như cánh con ve mới lột. "
1. Cho biết nhan đề, tác giả và phương thức biểu đạt của văn bản có đoạn trích trên ?
2. Tác dụng của biện pháp tu từ điệp ngữ được sử dụng trong đoạn trích trên ?
3. Chỉ rõ và cho biết tác dụng của những từ láy được sử dụng trong đoạn trích trên ?
Giúp mình nha, mình đang cần gấp lắm !!!