Câu 2: Nêu cảm nhận của em của 1 câu tục ngữ mà em ấn tượng?
Câu 3: Phân tích nghệ thuật miêu tả và tăng cấp trong văn bản sống chết mặc bay?
Câu 4: Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.
a) Tìm trạng ngữ và nêu rõ công dụng
b) Chỉ ra Trường hợp dùng cụm C-V để mở rộng câu
Câu 5: Trong 1 bài văn nghị luận có những yếu tố cơ bản nào? Trong đó yếu tố nào là chủ yếu?
Em hãy chứng minh cho bạn thấy rằng thiên nhiên đem cho chúng ta niềm vui và sự sống.
Câu 6: xác định và phân tích tác dụng của các dấu câu trong các vd sau:
a) Cối xay tre nặng nề quay
Từ nghìn đời nay xay nắm thóc
b) Tre giữ làng giữ nước
Giữ mái nhà tranh giữ đồng lúa chín
Tre hi sinh để bảo vệ con người
Tre anh hùng lao động tre anh hùng chiến đấu
c) Diều bay diều lá tre bay lưng trời sáo tre sáo trúc bay lưng trời
gió đưa tiếng sáo gió nâng cánh diều
câu 7 Phân tích tác dụng của dấu câu sau:
Chú đi đến đâu chiếc nạ theo đóng dấu tròn trên đồng ruộng…Dấu chấm bia như bông hoa.
C2
Nhân dân ta đã lấy “tấc đất” so sánh với “tấc vàng”, lấy cái bình thường để so sánh với cái quý hiếm, nhằm khẳng định một chân lí: đất quý như vàng, đất đai trồng trọt có giá trị đặc biệt. Câu tục ngữ còn mang một hàm nghĩa, khuyên mọi người phải biết quý trọng và bảo vệ đất đai ruộng đồng để sản xuất.
Câu tục ngũ “tấc đất, tấc vàng” hoàn toàn đúng; ngày xưa, đúng; ngày nay vẫn đúng. Đất rất quý: đất để làm nhà, ruộng đồng, nương rẫy để trồng trọt, gieo cấy cây trái, lúa, hoa màu… Từ cái ăn cái mặc đến hoa thơm quả ngọt bốn mùa đều do đất mà có. Đất để phát triển nghề nông. Đất cho ta bãi lúa nương dâu xanh biếc.Đất tồn tại với mọi người, mọi nhà. Đất là tài sản vô giá của quốc gia. Hiểu theo nghĩa rộng: đất là giang sơn Tố quốc. Trái đất là ngôi nhà chung của nhân loại. Đất là nguồn sống vô tận của con người, không thể thiếu. Trong lòng đất hàm chứa nguồn nước và bao khoáng sản quý báu. Tóm lại, đất quý như vàng, đất quý hơn vàng.Đất đai, ruộng vườn chỉ quý và vô giá khi có bàn tay, khối óc của con người tác động vào. Con người chăm bón, vun xới, dẫn thủy nhập điền… làm cho đất thêm màu mỡ. Đất trở thành “bờ xôi ruộng mật” thì lúc ấy mới thật sự là “tấc đất, lấc vàng”.
Qua câu tục ngữ, nhân dân ta khuyên nhủ mọi người biết quan tâm bảo vệ, giữ gìn đất, không được làm cho ruộng đồng, vườn tược… bị bạc màu, khô xác, cằn cỗi. Không ai được lãng phí hoặc bỏ hoang đất
C3
Thien Tu Borum21 tháng 3 2017 lúc 18:24
a/Mở bài :
-Giới thiệu về tác giả Phạm Duy Tốn và truyện ngắn Sống chết mặc bay”
-Đánh giá khái quát về tác phẩm : Đây là truyện ngắn tiêu biểu cho phong cách viết truyện của tác giả và cũng là tác phẩm mở đầu cho xu hướng truyện hiện đại Việt Nam .
-Dẫn nhận định nêu ở đề bài .
b/Thân bài: (6điểm) HS cần làm rõ các ý sau:
*Truyện đã vạch trần bản chất lòng lang dạ thú” của tên quan phủ trước sinh mạng của người dân
-Tình huống hộ đê : gần một giờ đêm ,trời mưa tầm tã ,nước sông Nhị Hà lên to quá. .
-Cảnh quan lại đánh bài ,coi sinh mạng của hàng ngàn người dân không bằng 120 lá bài -> Thú chơi bài bạc đã khiến bọn chúng mất hết lương tri ,nhân tính Nước sông dẫu nguy không bằng nước bài cao thấp”.Cuối cùng đe vỡ ,quan đỏ mặt tía tai Đê vỡ rồi thời ông cách cổ chúng mày”.Rồi lại bình thản quay sang cười hả hê ,đắc chí với ván bài ù to” . . .
*Sử dụng kết hợp khéo léo phép tương phản và tăng cấp để bộc lộ tính cách nhân vật
-Thể hiện ở ngay đầu tác phẩm : một bên là tình cảnh vô cùng nguy khốn của dân chúng, tính mạng bị đe dọa nghiêm trọng, hàng trăm con người đang ra sức chống chọi với cơn lũ thật khẩn trương, vất vả, người nào người ấy "lướt thướt như chuột lột" >< Một bên là cảnh quan huyện - những "cha mẹ của dân" đang "uy nghi chễm chện ngồi " đánh tổ tôm như không hay biết gì.
- Sự tương phản càng thể hiện ngày càng rõ trong tác phẩm : Từ lúc sắp vỡ đê -> lúc vỡ đê
=> Qua đó, tác giả đã vạch trần thói vô trách nhiệm của bọn quan lại đương thời.
- Giọng văn khi tha thiết, xúc động, khi cay độc mỉa mai. Qua đó bày tỏ thái độ cảm thông sâu sắc của tác giả trước thảm cảnh của dân chúng.
c/ Kết bài:
- Khẳng định lại nội dung nhận định trên đối việc thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm.
- Đánh giá về sức sống của tác phẩm trong nền văn học Việt Nam
a,Các trạng ngữ
Từ xưa đến nay, mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng
chỉ thời gian, nguyên nhân
b, TINH THẦN ẤY/ lại sôi nổi, NÓ/ kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn
C5
Những yếu tố cơ bản trong văn nghị luận: Có 3 yếu tố cơ bản trong văn nghị luận:
+ Luận điểm: Là tư tưởng, quan điểm được nêu ra trong bài viết
+ Luận cứ (luận chứng): Bao gồm lí lẽ và dẫn chứng. Luận cứ giúp thể hiện tính đúng đắn của một khẳng định được nêu ra trong bài nhằm khẳng định hay phản bác lại một vấn đề nào đó.
+ Lập luận: Là cách sắp xếp bố cục chặt chẽ, hợp lí, giúp cho bài văn trôi chảy, mạch lạc.
Luận cứ là chủ yếu
*Cuộc sống hiện đại đã mang đến cho thế hệ học sinh ngày hôm nay nhiều niềm vui, nhiều lĩnh vực giải trí mới như ca nhạc, điện tử, truyền hình,... Nhưng đáng buồn thay, có một bộ phận không nhỏ các bạn học sinh quá say mê với những điều đó mà tỏ ra thờ ơ, lãnh đạm với một người bạn vô cùng thân thiện của con người: thiên nhiên. Các bạn ấy không hiểu một điều rằng, thiên nhiên đem lại cho ta sức khỏe, sự hiểu biết và niềm vui vô tận. Những trò chơi giải trí nhiều khi chỉ mang lại cho ta niềm vui trong chốc lát nhưng lại ảnh hưởng xấu đến ta trong suốt cả cuộc đời. Ham mê điện tử, say sưa nghe ca nhạc... một cách thái quá, nhiều bạn đã lãng phí thời gian học tập, làm hổng một lượng kiến thức lớn, trở thành người kém về tri thức, yếu về thể lực,... Ngược lại với những thú vui chốc lát ấy, thiên nhiên là người bạn vô cùng có ích. Cây xanh là một chiếc máy lọc không khí tài tình. Cây xanh giữ lại bụi bẩn, thanh lọc khí có hại và mang đến ô-xi cho sự sống. Sống giữa thiên nhiên, ta được hít thở không khí trong lành, điều đó có lợi cho toàn bộ các cơ quan trọng cơ thể. Mặt khác, màu sắc tự nhiên, dịu mát của thiên nhiên cũng rất có lợi cho tinh thần của chúng ta. Màu xanh mát lành của cây cối, ánh sáng dìu dịu của vầng trăng... cả sự mơn man của cơn gió nhẹ trên làn da khiến bất kì ai cũng phải thấy khoan khoái, thư giãn... Chẳng vậy mà ở bệnh viện trồng rất nhiều cây xanh đổ giúp người bệnh nhanh hồi phục. Thậm chí, có nhiều khu an dường dành cho những người đang trong quá trình hồi phục đều nằm ở những vùng núi yên tĩnh. Bên cạnh đó, thiên nhiên còn đem lại cho ta sự hiểu biết vô tận về thế giới. Đến với thiên nhiên, ta hiểu rõ hơn về sự phong phú, đa dạng của các loài động thực vật... Nắm bắt được những điều đó, chúng ta có thế tác động vào tự nhiôn đế làm những việc có ích cho đời sống. Chẳng hạn, hiểu được đặc điểm các loài thực vật có thể lựa chọn những loài có ích để làm thực phẩm. Hiểu được vòng đời của loài sâu có thể có biện pháp để phòng trừ loài sinh vật có hại này... Không chỉ vậy, chính thiên nhiên cũng là một người bạn thân thiện mang đến cho chúng ta niềm vui vồ tận. Tuổi thơ của chúng ta sẽ buồn biết mấy nếu không có hình ảnh của cánh diều giữa trời xanh lồng lộng, chú dế chọi ngộ nghĩnh đáng yêu, tiếng ve kêu suôt con đường rực rỡ màu phượng đỏ, nhành hoa tươi thắm trong trang vở trắng tinh... hay đơn giản chỉ là hàng cây xào xạc trong sân trường... Sông giữa thiên nhiên, ta có niềm vui của gió của mây, của cây côi và vạn vật đất trời. Với biết bao lợi ích to lớn, tại sao chúng ta không sống gần gũi với thiên nhiên? Trong nhiều ngôi nhà cao tầng, nhiều khu chung cư, mọi người cố gắng trồng vài cây xanh để có bóng dáng thiên nhiên trong nhà. Đó là biểu hiện sinh động cho những cố gắng để sông gần gũi với thiên nhiên của con người. Là học sinh, điều đó được thể hiện bằng những hành động rất đơn giản: trồng và bảo vệ cây xanh quanh nơi mình ở, trong nhà trường, không săn bắn chim chóc, không chặt phá rừng,...