Văn bản ngữ văn 7

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Hồ Trang

Câu 1:Lập bảng thống kê giá trị của dấu câu.

Câu 2:Nêu các trường hợp dùng cụm chủ-vị để mở rộng câu.

Giúp mình với nha.Mai mình cần rùi.Thank trước

Não cá vàng
14 tháng 4 2017 lúc 20:17

Trong giao tiếp bằng lời nói, để biểu đạt rõ ràng, mạch lạc điều muốn nói, ngoài việc dùng từ, đặt câu chính xác, người nói cần phải biết ngừng nghỉ, lên xuống giọng phù hợp với nọi dung biểu đạt. Trong văn bản viết, yêu cầu trên sẽ được thể hiện qua việc dùng dấu câu.

Dấu câu trong văn bản viết rất phong phú: dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm tha, chấm hỏi, chấm phẩy, dấu gạch ngang, dấu chấm lửng, dấu ngoặc đơn, ngoặc kép, dấu hai chấm… Mỗi dấu câu có một vị trí và chức năng riêng trong câu. Ví dụ:

Dấu chấm: dùng để đặt cuối câu trần thuật. Dấu phẩy: dùng để đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận của câu. Dấu ngoặc đơn: Dùng để đánh dấu phần có chức năng chú thích Dấu hai chấm: dùng để đánh dấu phần bổ sung; giải thích, thuyết minh cho một phần trước đó, hoặc đánh dấu lời dẫn trực tiếp hay lời đối thoại.

Với từng công dụng và chức năng riêng, trong văn bản viết, các dấu câu cần được dùng đúng chỗ và đúng mục đích diễn đạt. Khi ấy, nội dung ý nghĩa của câu văn sẽ được biểu đạt rõ ràng, mạch lạc, trong sáng hơn. SẼ xrất khó tiếp nhận một văn bản nếu thiếu đi những dấu câu, bởi ta sẽ không phân biệt được các vế câu, các thành phần câu, các mối quan hệ ngữ pháp trong câu, và do đó sẽ không hiểu đúng được thông tin mà văn bản thông báo. Chẳng hạn, sau đây là một đoạn văn đã lược bỏ đi các dấu câu:

Mấy hôm nọ trời mưa lớn trên những hồ ao quanh bãi trước mặt nước dâng trắng mênh mông nước đầy và nước mới thì cua cá cũng tấp nập xuôi ngược thế là bao nhiêu cò sếu vạc cốc le sâm cầm vịt trời bồ nông mòng két ở các bãi sông xơ xác tận dâu cũng bay cả về vùng nước mới để kiếm mồi suốt ngày họ cãi cọ om bốn góc đầm có khi chỉ vì tranh một mồi tép có những anh cò gầy vêu vao ngày ngày bì bõm lội bùn tím cả chân mà vẫn hếch mỏ chẳng được miếng nào…

(theo Tô Hoài)

Rõ ràng, nội dung của đoạn văn trên sẽ trở nên khó hiểu và khó tiếp nhận đối với người đọc vì ý nọ cứ tràn sang ý kia, không chia tách được.

NGược lại, nội dung của câu văn có khi còn bị hiểu sai nếu sử dụng dấu câu không đúng với mục đích diễn đạt. Có một câu chuyện vui như sau :

Một ông bố lúc sắp mất cho gọi con trai đến để trối trăng. Ông cụ thều thào dặn con:

Đừng uống trà…uống rượu con nhé! Đừng đánh cờ… đánh bạc con nhé !

Anh con trai vốn là người con có hiếu, luôn nghe lời bố. Sau khi bố qua đời, anh đã lao vào uống rượu, đánh bạc đến nỗi bán cả sản nghiệp do bố để lại.

Cái đáng cười trong câu truyện này là, dấu chấm lửng dùng để biểu thị lời nói bị ngắt quãng (do sức lực suy kiệt của người sắp mất), nhưng khi nghe trực tiếp, người con trai lại tưởng chỗ ngắt quãng là ngắt câu, anh hiểu lời dặn của bố là: Đừng uống trà! uống rượu con nhé! Đừng đánh cờ! Đánh bạc con nhé! Nên đã lao vào uống rượu và đánh bạc.

Ở trên ta đã nói đến vị trí và chức năng của từng dấu câu. Tuy nhiên, trong văn bản viết, nhất là trong những văn bản nghệ thuật, người viết có thể chuyển đổi dấu câu linh hoạt theo những mục đích biểu đạt khác nhau, trong những ngữ cảnh cụ thể để tạo nên những sắc thái ý nghĩa mà người viết când nhấn mạnh. Ví dụ: Thông thường, sau câu cầu khiến ta dùng dấu chấm than, nhưng nhà văn Tô Hoài lại dùng dấu chấm:

Tôi phải bảo:

Được, chú mình cứ nói thẳng thừng ra nào.

… Rồi, với bộ điệu khinh khỉnh, tôi mắng:

.. Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi.

Đặt dấu chấm ở cuối câu thứ hai và thứ tư đã chuyển câu cầu khiến thành câu khẳng định, thể hiện cách nói trịch thượng, kẻ cả, mỉa mai của nhân vật Dế Mèn đối với chú Dế Choắt.

Trong văn bản nghệ thuật, dấu câu còn được sử dụng như một phương tiện để thay đổi giọng điệu và sắc thái biểu cảm của câu văn. Ví dụ, khi miêu tả hành động rạch mặt ăn vạ của Chí Phèo, Nam Cao viết:

Bỗng “choang” một cái, thôi phải rồi, hắn đập cái chai vào cột cổng… Ồ hắn kêu.. Hắn vừa chửi vừa kêu làng như bị người ta cắt họng. Ồ hắn kêu!

Đoạn văn lặp lại 2 lần câu “Ồ hắn kêu” nhưng với 2 dấu câu khác nhau. Dấu chấm lửng sau câu thứ hai mang ý nghĩa miêu tả, diễn tả một hành vi lạ lùng của CHí Phèo; dấu chấm than sau câu thứ tư lại mang ý nghĩa cảm thán, diễn tả sự ngạc nhiên, bất ngờ của người chứng kiến trước hành vị lạ lùng đó của Chí Phèo.

Với vị trí và ý nghĩa phong phú như vậy, trong nhiều văn bản văn học, dấu câu đã được nhà văn nhà thơ sử dụng như một phép tu từ mà khi cảm nhận, phân tích chúng ta không thể không chú ý đến. Đó là các dấu câu được thực hiện trên cơ sở những lí do tu từ học, chứ không phải là dấu câu bắt buộc phải có do yêu cầu diễn đạt và ngữ pháp. Ví dụ: Mở đầu bài thơ “Người đi tìm hình của nước”, Chế Lan Viên viết:

Đất nước đẹp vô cùng. Nhưng Bác phải ra đi

Dấu chấm câu đột ngột giữa dòng thơ (chấm để kết thúc một câu ngắn gọn và mở đầu một câu có liên từ) tạo nên một cách ngắt câu đặc biệt. Đó là cách chấm câu có tính chất tu từ mà việc sử dụng nhằm mục đích biểu hiện một tình cảm sâu lắng thiết tha, một tâm trạng quyến luyến, một niềm tiếc nuối đến xót xa của Bác khi đứng trên boong tàu rời quê hương ra đi tìm đường cứu nước, đồng thời cũng diễn tả sự xúc động sâu xa của tác giả trước giờ khắc trọng đại đó trong cuộc đời cách mạng của Bác.

Trong văn học, việc sử dụng các dấu câu cũng chính là một sáng tạo nhệ thuật đặc sắc và thể hiện phong cách riêng của nhà thơ, nhà văn. Với dấu gạch ngang, Nguyễn Tuân đã tạo ra một từ ghép đặc biệt theo lối hoán dụ:

chị - công – nhân – áo – xanh - nhớ - nhà…

cũng với dấu này, ông có một câu văn thật ấn tượng trong tuỳ bút Nhớ Huế:

Nào là ga Tiên An – ga Hà Thanh – ga Quảng Trị - ga Mĩ Chánh – ga Hiền Sĩ – ga Văn xá – ga An Hoà – ga Huế - ga An Cự - ga Hương Thuỷ - ga Phú Bài – ga Nong – ga Trồi – ga Cầu Hai – ga Nước Ngọt – ga Thừa Lưu – ga Lăng Cô – ga Liên Chiều – ga Nam Ô – ga Tua ran…

Dấu gạch ngang ở đây được dùng thay cho dấu phảy (vốn chỉ sự liệt kê bình thường) để nhấn mạnh, làm nổi bật những cái được liệt kê. Trong dòng tưởng tượng của tác giả như có một con tàu dâng vợt băng giới tuyến để đến với Huế, với Dà Nẵng thân yêu. Theo hành trình của con tàu đi từ Bắc vào Nam, các nhà ga cứ lần lượt, nối nhịp chạy qua trước mắt nhà văn, và nỗi nhớ niềm thương cũng trải dài, như nối liền một dải nước non.

Được sử dụng như một phương thức tu từ, dấu câu đã được xem như một loại từ đặc biệt tạo nên “ý tại ngôn ngoại” cho văn bản, có khả năng “gợi ra những điều mà từ không nói hết”. Thật khó mà dùng ngôn từ thay thế mấy dấu câu trong đoạn thơ này để diễn tả sự im lặng và xúc động thiêng liêng đến tận cùng giây phút Bác Hồ trở vè Tổ Quốc sau 30 năm xa cách:

Ôi! Sáng xuân nay. Xuân 41

Trắng rừng biên giới nở hoa mơ

Bác về… Im lặng. Con chim hót

Thánh thót bờ lau, vui ngẩn ngơ…

(Tố Hữu – Theo chân Bác)

Trong văn xuôi, dấu câu cũng góp phần rất quan trọng tạo nên nhịp điệu và sắc thái biểu cảm cho văn bản. Hai đoạn văn sau đều ghi lại nỗi nhớ và những kỉ niệm của con người. Đây là nỗi nhớ về một thời cắp sách:

“Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường.

Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.”

(Thanh Tịnh – Tôi đi học)

Và đây là nỗi nhớ về quê hương của một người con xa xứ:

“Nhớ quá, bất cứ cái gì của Hà Nội cũng nhớ, bất cứ cái gì của Bắc Việt cũng nhớ, nhớ từ cánh đồng lúa con gái mơn mởn nhớ đi, nhớ từ tiếng hát của người mẹ ru con buổi trưa hè mà nhớ lại; nhớ hoa sấu rụng đầu đường Hàng Trống, nhớ quả bàng ở Hải Hậu rụng xuống bờ sông đào, nhớ sen Linh Đường thơm ngào ngạt cả bầu trời mà nhớ lên, nhớ nhãn Hưng Yên, vải Vụ bản, cá anh vũ Việt Trì, na Láng, bưởi Vạn Phước, cam Bố Hạ, đào Sa Pa, mà nhớ xuống.”

(Vũ Bằng – Thương nhớ mười hai)

Đoạn văn đầu của Thanh Tịnh 62 chữ, chỉ có hai câu, hai dấu chấm và hai dấu phảy, tạo nên một nhịp điệu dàn trải, nhẹ nhàng. Cả đoạn văn như một tiếng nói thì thầm, nhẹ như lá rụng cuối thu, lãng đãng như mây bạc lưng trời… nhằm diễn đạt một tâm trạng, một nỗi bâng khuâng xa vắng về những kỉ niệm ấu thơ, “những kỉ niệm miên man của buổi tựu trường”.

Đoạn văn thứ hai của Vũ Bằng cũng nói về một nỗi nhớ, chỉ có một câu dài với rất nhiều vế câu được chia tách bởi rất nhiều dấu phảy và dấu chấm phẩy (14 dấu phẩy và 1 dấu chấm phẩy) lại tạo nên một giọng điệu da diết, gấp gáp, diễn tả nỗi nhớ nhung, thổn thức cháy bỏng cứ ăm ắp, cứ tràn tuôn không thể kìm giữ được, những cảm xúc chất chứa nỗi lòng đau đáu khắc khoải của người con đi xa hướng về quê hương đất Bắc.

Cũng vẫn bằng những dấu phẩy, nhà văn Thép Mới lại dồn nén vào đó tất cả cái nhọc nhằn cơ cực của người nông dân khi miêu tả những vòng quay đều đặn, nhẫn nại của cái cối xay : “Cối xay tre, nặng nề quay, từ nghìn đời nay, xay nắm thóc” (Thép Mới – Cây tre Việt Nam)

Bởi thế trong văn học, dấu câu thực sự đã làm nên được những “khoảng lặng không lời” và mở ra cả một không gian cảm xúc để người đọc cảm nhận và suy tưởng.

Có một mẩu chuyện khá lí thú về vai trò của dấu câu trong sáng tác nghệ thuật:

“Nhà văn Đức Tê-ô-đo Phôn-ta-nơ nổi tiếng (1819 – 1898) hồi còn làm biên tập ở Béc-lin nhận được tập bản thảo gồm mấy bài thơ của một nhà thơ trẻ gửi tới, kèm bức thư trong đó tác giả viết: “Tôi không chú ý lắm đến các dấu câu, nhờ ông thêm vào hộ cho”

Phôn-tai-nơ gửi trả lại ngay những bài thơ đó. Trong bức thư trả lời tác giả, ông viết: “Lần sau gửi bản thảo, xin ông chỉ ghi những dấu câu thôi, còn thơ thì tôi sẽ điền vào”.

(theo “Nụ cười bác học”)

Câu chuyện trên có thể là một bài học nho nhỏ cho các em khi viết văn, khi làm thơ, khi phân tích tác phẩm văn học: Hãy cẩn trọng cho đến từng dấu chấm, dấu phẩy, bởi như những cái tưởng như rất đơn giản ấy lại chứa đựng rất nhiều điều đáng nói.

Sau đây là một số đoạn văn bình về vai trò và tác dụng của dấu câu:

1/ Thép Mới viết:

“Đường xa, gánh nặng, bước chân đi thoăn thoắt

Dốc núi, đèo cao, đòn gánh kĩu kịt”

Phối hợp hai từ láy thoăn thoắt, kĩu kịt, dấu phẩy cắt hai câu văn ra nhiều đoạn đều nhau, đối nhau diễn tả cái nhịp nhàng, nhún nhẩy của đòn gánh tre trên vai những người dân công đi chiến dịch.

(Đinh Trọng Lạc, 99 phương tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt, NXB Giáo dục, 1995)

2/ Nam Cao – Lão Hạc:

“Ông giáo nói phải! kiếp con chó là kiếp khổ thì ta hóa kiếp cho nó để nó làm kiếp người, may ra có sung sướng hơn một chút… kiếp người như kiếp tôi chẳng hạn!”

Dấu chấm lửng ở đây gắn với phương tiện im lặng diễn tả sự nghẹn ngào, ngập ngừng.

(Đinh Trọng Lạc, Tài liệu đã dẫn)

3/ Nam Cao – Chí Phèo:

“Không được! Ai cho tao lương thiện? Làm thế nào cho mất được những vết mảnh chai trên mặt này? Tao không thể làm người lương thiện nữa. Biết không! Chỉ còn một cách… biết không!... Chỉ còn một cách là… cái này! Biết không!...”

Hắn rút dao ra, xông vào, Bá Kiến ngồi nhỏm dậy, Chí Phèo đã văng dao tới rồi.”

Đoạn văn của Nam Cao có 63 chữ nhưng được chia làm 9 câu và rất nhiều dấu ngắt: 5 dấu cảm thán (chấm than), hai dấu hỏi chấm, bốn dấu chấm lửng (ba chấm), ba dấu phẩy và hai dấu chấm. Rõ ràng ở đoạn văn này nhịp điệu câu văn nhanh, gấp gáp. Ngữ điệu cũng căng thẳng và dồn nén… Nam Cao đã tái hiện lại một cuộc “đối mặt” đầy quyết liệt và giàu kịch tính. Cả cuộc đời Chí Phèo triền miên trong những cơn say, mệt mỏi và u tối. Bỗng giây phút này hắn bừng tỉnh và sáng láng. Nhưng giây phút ấy ngắn ngủi lắm nen Chí phải nói nhanh và làm gấp. Nói tất cả những gì uất ức, dồn nén đẩy y tới hành động bùng nổ, tức khắc, quyết liệt. Hệ thống dấu câu, nhịp điệu, ngữ điệu của đoạn văn trên đã góp phần diễn tả rất thành công tâm trạng uất ức dồn nén và tình thế gấp gáp, khẩn trương của màn kịch này.

(Nguyễn Đăng Mạnh- Đỗ Ngọc Thống, Văn - bồi dưỡng học sinh năng khiếuTHCS, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2002)

4/ Một số ví dụ tiêu biểu cho gạch nối tu từ:

Trước lăng Bác, hàng chữ Hồ - Chí – Minh được viết với hai dấu gạch ngang. Đó là cách biểu hiện đẹp nhất tên của vị anh hùng dân tộc mà sự sáng suốt và lòng bác ái của Người đã đi vào lịch sử. Những gạch nối làm nổi bật lên từng nét chữ thật trang trọng, cao quý.

(Đinh Trọng Lạc, Tài liệu đã dẫn)

MỘT SỐ BÀI TẬP VỀ DẤU CÂU:

Bài tập 1: Liệt kê các loại dấu câu và tác dụng của nó theo bảng phân loại sau:

TT

DẤU CÂU

CHỨC NĂNG

VÍ DỤ

1

Dấu chấm

được đặt ở cuối câu trần thuật

Giới chớm hè. Cây cối um tùm. Cả làng thơm.

2

3

Bài tập 2: Các đoạn văn, đoạn thơ sau đã lược bỏ đi một số dấu câu. Căn cứ vào chức năng của mỗi dấu câu, em hãy điền chúng vào vị trí thích hợp:

Đoạn 1: (Đặt dấu phẩy, dấu chấm phẩy vào chỗ thích hợp)

“Người ta nhớ nhà nhớ cửa nhớ những nét mặt thương yêu nhớ những con đường đã đi về năm trước nhớ người bạn chiếu chăn dắt tay nhau đi trên những con đường vắng vẻ ngạt ngào mùi hoa xoan còn thơm mát hơn cả hoa cau hoa bưởi. Người ta nhớ heo may giếng vàng người ta nhớ cá mè rau rút người ta nhớ trăng bạc chén vàng…”

(Vũ Bằng, Thương nhớ mười hai)

Đoạn 2: (đặt dấu chấm hỏi, chấm than vào chỗ thich hợp)

Ngày mai dân ta sẽ sống sao đây

Sông Hồng chảy về đâu Và lịch s


Các câu hỏi tương tự
Trang Quỳnh
Xem chi tiết
Thư Phạm
Xem chi tiết
Bui Anh Tien
Xem chi tiết
Selina Moon
Xem chi tiết
hoang phuong anh
Xem chi tiết
Selina Moon
Xem chi tiết
trần xuân hoàng
Xem chi tiết
KHÔI
Xem chi tiết
Kid Kudo Đạo Chích
Xem chi tiết