Bài 26. Thiên nhiên Châu Phi

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
gia hưng Vũ lê

Câu 1:Đặc điểm vị trí địa lý và tự nhiên của Châu Phi? Đặc điểm dân cư và kinh tế của Châu Phi.

Câu 2:Phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa ở Hà Nội (Hình 7.3 trang 24)

Vũ Minh Tuấn
1 tháng 12 2019 lúc 10:04

Câu 1:

Châu Phi là châu lục lớn thứ ba trên thế giới, sau châu Á và châu Mĩ. Diện tích hơn 30 triệu km2. Đại bộ phận diện tích nằm giữa chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam. vì vậy châu Phi có khí hậu nóng quanh năm.
Bao bọc quanh châu Phi là các đại dương và biển : Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, Địa Trung Hải, Biển Đỏ. Phía đông bắc, châu Phi nối liền VỚI châu Á bởi eo đất Xuy-ê. Người ta đã đào kênh Xuy-ê cắt qua eo đất này, thông Địa Trung Hải với Biển Đỏ.
Đường bờ biển châu Phi ít bị chia cắt, rất ít các vịnh biển, bán đảo và đảo ; lớn hơn cả là đảo Ma-đa-ga-xca và bán đảo Xô-ma-li.

Các môi trường tự nhiên của châu Phi nằm đối xứng qua xích đạo :

- Môi trường xích đạo ẩm với thảm thực vật rừng rậm xanh quanh năm, gồm bồn địa Công-gô và miền duyên hải phía bắc vịnh Ghi-nê.

Hai môi trường nhiệt đới, càng xa Xích đạo lượng mưa càng giảm, rừng rậm nhường chỗ cho rừng thưa và xavan cây bụi. Nhờ nguồn thức ăn phong phú, xavan là nơi tập trung nhiều động vật ăn cỏ (ngựa vằn, sơn dương, hươu cao cổ...) và Élr.g vật ăn thịt (sư tử, báo gấm...).
Hai môi trường hoang mạc, gồm hoang mạc Xa-ha-ra ở phía bắc và hoang mạc Ca-la-ha-ri, hoang mạc Na-mip ở phía nam. Khí hậu khắc nghiệt, mưa rất li-m. biên độ nhiệt giữa ngày và đêm lớn. Thực, động vật nghèo nàn.

Hai môi trường địa trung hải ở phần cực Bắc và phần cực Nam châu Phi. Mùa đông mát mẻ và có mưa, mùa hạ nóng và khô. Thảm thực vật là rừng cây bụi lá cứng.

* Phân bố dân cư châu Phi: Dân số châu Phi phân bố rất không đồng đều.

- Dân số tập trung chủ yếu ở vùng ven sông Nin, đây là vùng đồng bằng châu thổ phì nhiêu với mật độ trên 50 người/km2

- Tiếp đến là khu vực ven vịnh Ghi-nê, lưu vực sông Ni- giê, quanh hồ Vích-to-ri-a với môi trường xích đạo ẩm, lượng mưa khá lớn, có nhiều thành phố trên 5 triệu dân, mật độ dân số từ 21 đến 50 người/km2

- Khu vực miền núi Át-lát và đại bộ phận lãnh thổ vùng Trung và Đông Phi có mật độ dân số từ 2 đến 20 người/km2,tập trung thành phố từ 1 đến 5 triệu dân. Đây là khu vực tập trung nhiều rừng thưa và xavan cây bụi trên các bồn địa, sơn nguyên rộng lớn.

- Dân cư thưa thớt nhất ở: gồm hoang mạc Xa-ha-ra, hoang mạc Na-míp và hoang mạc Ca-la-ha-ri với mật độ dân số dưới 2 người/km2; đây là vùng có điều kiện sinh sống khó khăn, khí hậu khắc nghiệt, dân cư chỉ sống trong các ốc đảo, các đô thị rất ít, quy mô lại nhỏ.

=> Dân cư châu Phi phân bố chủ yếu ở khu vực đồng bằng, thành thị; thưa thớt ở miền hoang mạc, rừng nhiệt đới và xavan cây bụi trên các bồn địa, sơn nguyên.

Câu 2:

* Diễn biến nhiệt độ, lượng mưa trong năm của khí hậu nhiệt đới gió mùa:

- Nhiệt độ:

+ Nhiệt độ trung bình năm trên 200C.

+ Biên độ nhiệt năm lớn (ở Hà Nội là 130C; Mum-bai là 50C).

+ Nhiệt độ có sự biến động theo mùa trong năm

- Lượng mưa:

+ Lượng mưa trung bình năm trên 1000 mm.

+ Mưa phân mùa rõ rệt: các tháng mùa mưa tập trung từ tháng 6 – 10, chiếm > 80% lượng mưa cả năm.

* So sánh hai trạm khí hậu Hà Nội và Mum-bai:

a) Giống nhau

- Không có tháng nào nhiệt độ quá thấp.

- Mưa tập trung vào 1 mùa (từ tháng 6 đến tháng 10).

- Nhiệt độ và lượng mưa thay đổi theo mùa.

b) Khác nhau

- Về nhiệt độ :

+ Hà Nội có tới 3 tháng nhiệt độ dưới 20°C, mùa hè nhiệt độ tháng cao nhất lên đến 30°C, biên độ nhiệt năm dao động tới 12- 13°C.

+ Mum-bai không có tháng nào nhiệt độ dưới 20°C, nhiệt độ tháng thấp nhất là 23°C ⟶ nóng quanh năm, có 2 cực đại.

- Về lượng mưa : Mum-bai lượng mưa lớn, hầu như chỉ tập trung từ tháng 6 đến tháng 9, mùa khô rất sâu sắc. Hà Nội, mùa khô không quá khô.

Chúc bạn học tốt!
Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Đăng Thảo Ngân
Xem chi tiết
TDuyeen
Xem chi tiết
Khoi My Tran
Xem chi tiết
Lan Cao
Xem chi tiết
Tiểu Thư Ma Kết
Xem chi tiết
Nguyen Hoang Kim Ngan
Xem chi tiết
gtrutykyu
Xem chi tiết
Vũ Tuyết Nga
Xem chi tiết
QuyetRua
Xem chi tiết