Di truyền và biến dị - Chương IV. Biến dị

Nờ Mờ

Câu 1:

1. Tại sao trong phép lai phân tích, nếu kết quả lai có hiện tượng đồng tính thì cơ thể mang tính trạng trội phải có kiểu gen đồng hợp tử, nếu có hiện tượng phản tính thì cơ thể mang tính trạng trội phải có kiểu gen dị hợp tử?

2.

a, Phát biểu nội dung quy luật phân li. Trong sản xuất, quy luật phân li được ứng dụng như thế nào?

b, Hãy xác định dạng đột biến của các bệnh tật di truyền sau đây?

Bệnh Đao, Bệnh Bạch tạng, bệnh câm điếc bẩm sinh

c, Cơ thể bình thường có kiểu gen BB. Đột biến làm xuất hiện cơ thể có kiểu gen B. Loại đột biến nào có thể xảy ra? Cơ chế phát sinh các dạng đột biến đó?

Cầm Đức Anh
16 tháng 10 2017 lúc 15:39

1 - Phép lai phân tích là phép lai giữa cơ thể có tính trạng trội với cơ thể mang tính trạng lặn. - Cơ thể mang tính trạng lặn chỉ cho một loại giao tử mang gen lặn (a)→ Loại giao tử này không quyết định được kiểu hình ở đời con lai mà là giao tử của cơ thể mang tính trạng trội.- Nếu đời con lai đồng tính tức là chỉ có một kiểu hình thì cơ thể đem lai mang tính trạng trội chỉ cho ra một loại giao tử, nó phải có kiểu gen đồng hợp (AA): AA x aa →Aa - Nếu đời con lai có hiện tượng phân tính với tỉ lệ 1:1 tức là cho hai kiểu hình với tỉ lệ 1:1 thì cơ thể đem lai mang tính trạng trội đã cho ra 2 loại giao tử với tỉ lệ là 1:1, nó là dị hợp tử (Aa):Aaxaa → Aa : aa

Bình luận (0)
Cầm Đức Anh
16 tháng 10 2017 lúc 15:41

2

a) Ứng dụng của quy luật phân ly trong sản xuất:

Trên cơ thể sinh vật, thường các tính trạng trội là tốt, còn các tính lặn là các tính xấu có hại. Do đó trong sản xuất, để thu được con lai đồng loạt mang tính trạng có lợi, người ta dùng cặp bố mẹ trong đó ít nhất phải có một cơ thể thuần chủng về tính trạng trội (AA)

Ví dụ : P: AA (trội) x AA (trội)

Gp: A A

F1: AA

Kiểu hình đồng tính trội

Hoặc: P: AA (trội) x aa (lặn)

Gp: A a

F1: Aa

Kiểu hình đồng tính trội

Ngược lại để tránh con lai xuất hiện tính lặn (xấu) người ta không sử dụng cở thể dị hợp (không thuần chủng) làm giống, vì như vậy con lai sẽ có sự phân tính và có kiểu hình lặn (xấu)

Ví dụ : P Aa (không thuần chủng ) x Aa (không thuần chủng)

Gp: A ,a A, a

F1 1AA ,2Aa,1aa

Kiểu hình có ¼ mang tính trạng lặn (xấu)

b)

Bệnh câm điếc bẩm sinh do đột biến gen lặn Bệnh đao là do đột biến thể dị bội (người có 3 NST thứ 21) Bệnh bach tạng do đột biến gen lặn nằm trên NST thường

c)

Loại đột biến có thể xảy ra: đột biến cấu trúc NST dạng mất đoạn và đột biến số lượng NST thể dị bội. Cơ chế: Mất đoạn NST: do các tác nhân lí, hóa học làm cấu trúc của NST bị phá vỡ làm mất đi 1 đoạn gen mang D. Giao tử chứa NST mất đoạn (không mang gen D) kết hợp với giao tử bình thường (mang gen b) tạo nên cơ thể có kiểu gen od. Thể dị bội: cặp NST tương đồng (mang cặp gen tương ứng Dd) không phân li trong giảm phân tạo nên giao tử O (n-1). Giao tử này kết hợp với giao tử bình thường mang gen d tạo nên thể dị bội Od.
Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Deo Ha
Xem chi tiết
nguyễn huy hùng
Xem chi tiết
Dương Thị Trà My
Xem chi tiết
Trần Khánh
Xem chi tiết
Uyển Đình
Xem chi tiết
diem pham
Xem chi tiết
Lê Ngọc Thanh Trúc
Xem chi tiết
Deo Ha
Xem chi tiết
Trần Khánh
Xem chi tiết