Ôn tập lịch sử lớp 8

Phương Socola Nguyên

Câu 1: Vì sao Pháp lại chọn Đà Nẵng mở đầu cho cuộc xâm chiếm Việt Nam?Chiến sự tại Đà Nẵng 1858 được diễn ra như thế nào?

Câu 2: Lập bảng so sánh khởi nghĩa nông dân Yên Thế với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương

Câu 3: Trình bày diễn biến,kết quả của cuộc khởi nghĩa Hương Khê?Vì sao khởi nghĩa Hương Khê được coi là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương?

Câu 4: Em có nhận xét gì về trào lưu cải cách Duy Tân ở Việt Nam nửa cuối TK XIX?

Câu 5: Vì sao triều đình Huế lại ký với Pháp hiệp ước Nhâm Tuất 1862? Em hãy liên hệ tình hình đất nước hiện nay về vấn đề bảo vệ chủ quyền biển đảo?

Câu 6: Nhận xét về phong trào Cần Vương giai đoạn 2(188-1896)

Câu 7: Lập bảng thống kê các đề nghị cải cách ở Việt Nam cuối TK XIX( thời gian, người đề xướng,nội dung)

Câu 8: Tại Gia Định quân đội Triều đình Huế đã mắc phải sai lầm gì ? Sai lầm đó dẫn đến hậu quả ra sao ?

Câu 9: Vì sao thực dân Pháp lại đánh chiếm Bắc Kì lần thứ 2, trình bày diễn biến quá trình chiếm Bắc Kì lần thứ 2 của thực dân Pháp năm 1882?

Câu 10: Nêu nguyên nhân,diễn biến,kết quả và ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Yên Thế (1884-1913)

Bình Trần Thị
15 tháng 4 2017 lúc 19:38

1.Vì Đà Nẵng có hải cảng dễ đổ bộ bằng đường biển và nếu chiếm được Đà Nẵng thì dễ phòng ngự hơn vì đèo Hải Vân ngăn chận quân triều đình phản công . Và cũng trực tiếp uy hiếp triều đình Huế . Quân triều đình quá nhu nhược mặc dù đã dự báo được sự xâm lăng của người Pháp , không có kế sách , không có chiến lược, không đoàn kết , triều đình nhu nhược đầu hàng.

Bình luận (0)
Bình Trần Thị
15 tháng 4 2017 lúc 19:39

1.CHIẾN SỰ Ở ĐÀ NẴNG NĂM 1858-1859

Từ giữa thế kỉ XIX, các nước tư bản phương Tây đẩy mạnh việc xâm chiếm các nước phương Đông.
Sau nhiều lần khiêu khích, lấy cớ bảo vệ đạo Gia Tô, Pháp đem quân xâm lược Việt Nam. Chiều 31 - 8 - 1858, 3000 quân Pháp - Tây Ban Nha dàn trận trước cửa biển Đà Nẳng. Âm mưu của Pháp là chiếm xong Đà Nẵng sẽ kéo thẳng ra Huế, nhanh chóng buộc nhà Nguyễn đầu hàng.
Rạng sáng 1 - 9 - 1858, quân Pháp nổ súng mở đầu cuộc xâm lược nước ta. Quân dân ta, dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương, anh dũng chống trả. Quân Pháp bước đầu thất bại. Sau 5 tháng xâm lược, chúng chỉ chiếm được bán đảo Sơn Trà.

Bình luận (0)
Bình Trần Thị
15 tháng 4 2017 lúc 19:46

2.

giống nhau :

+Thể hiện lòng yêu nước và ý chí đấu tranh chống thực dân Pháp để giải phóng dân tộc. +Lực lượng tham gia phong trào đấu tranh chống Pháp là đông đảo quần chúng nhân dân lao động, chủ yếu là nông dân. + Cuối cùng đều bị thất bại vì thiếu giai cấp tiên tiến lãnh đạo với đường lối cách mạng đúng đắn . Khác nhau :
Những điểm khác nhau Các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương Khởi nghĩa Yên Thế
Lãnh đạo. -Quan lại, sĩ phu yêu nước -Những người xuất thân từ nông dân
Địa bàn hoạt đông Những địa bàn nhỏ ,hẹp, phân tán, thiếu sự lãnh đạo thống nhất Địa bàn được mở rộng, nhất là giai đoạn cuối
Lực lượng tham gia -Chủ yếu là nông dân ở các địa phương , nơi diễn ra khởi nghĩa -Nhân dân các địa phương, tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp
Thời gian tồn tại Lâu hơn tất cả các cuộc khởi nghĩa khác trong phong trào Cần vương, kể cả cuộc khởi nghĩa Hương Khê

Bình luận (0)
Bình Trần Thị
15 tháng 4 2017 lúc 19:47

3. VÌ :

Quy mô, địa bàn hoạt động rộng lớn, gồm 4 tỉnh bắc Trung kì: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.
- Trình độ tổ chức quy cũ, gồm 15 quân thứ do các tướng lĩnh tài ba chỉ huy.
- Thời gian tồn tại dài nhất trong các cuộc khởi nghĩa của phong trào Cần Vương.
- Khởi nghĩa thất bại đánh dấu mốc kết thúc của phong trào đấu tranh chống Pháp dưới ngọn cờ Cần Vương.

Bình luận (0)
Bình Trần Thị
15 tháng 4 2017 lúc 19:47

3.

Khởi nghĩa Hương Khê

* Lãnh đạo: Phan Đình Phùng và Cao Thắng.
*Căn cứ: Ngàn Trươi ( xã Vụ Quang, Huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh).
* Hoạt động trên địa bàn rộng gồm 4 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.
* Diễn biến: Hai giai đoạn
_ Từ năm 1885-1888: nghĩa quân lo tổ chức, huấn luyện, xây dựng công sự, rèn đúc vũ khí và tích trữ lương thảo.
_ Từ năm 1888 đến 1895: là thời kì chiến đấu của nghĩa quân . Dựa vào vùng rừng núi hiểm trở, có sự chỉ huy thống nhất, nghĩa quân đã đẩy lui nhiều cuộc hành quân và càn quét của giặc.
+ Để đối phó Pháp tập trung binh lực và xây dựng 1 hệ thống đồn, bốt nhằm bao vây , cô lập nghĩa quân. Đồng thời chúng mở nhiều cuộc tấ công quy mô vào Ngàn Trươi.
+ Nghĩa quân phải chiến đấu trong điều kiện ngày càng gian khổ hơn, lực lượng suy yếu dần.
+ Sau khi chủ tướng Phan Đình Phùng hi sinh, cuộc khởi nghĩa được duy trì thêm một thời gian dài rồi tan rã.
* Kết quả:Cuộc khởi nghĩa thất bại.

Bình luận (0)
Bình Trần Thị
15 tháng 4 2017 lúc 19:50

6.Giai đoạn 2 (1888 - 1896), phong trào quy tụ thành những cuộc khởi nghĩa lớn. tập trung ờ các tình Trung Kì và Bắc Kì.

Bình luận (0)
Bình Trần Thị
15 tháng 4 2017 lúc 19:51

8..tại Gia Định, quân triều đình mắc sai lầm lớn rằng cú phồng thủ trong thành, không chịu đánh trực tiếp với giặc, đây là lối đánh phồng thủ, ko biết tấn công, làm cho từ đầu quân ta đã ở vào thế bị động, dù có điều kiện thuận lợi hơn.
điều này làm cho quân giặc chiến thăng nhanh chóng, lấy 1 phần đất của việt nam, tạo đà cho các trận đánh khác.

Bình luận (0)
Bình Trần Thị
15 tháng 4 2017 lúc 19:52

9.Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai:
- Âm mưu của Pháp : vu cho triều đình Huế vi phạm Hiệp ước 1874, ngăn cản việc đi lại của người Pháp trên sông Hồng, dao thiệp với nhà Thanh. Đây là cớ để thực dân Pháp đánh Bắc Kì lần thứ hai.
- Ngày 25 - 4 - 1882. quân Pháp nổ súng đánh chiếm thành Hà Nội, rồi mở rộng đánh chiếm ra các tỉnh thuộc Bắc Kì.

Bình luận (0)
Bình Trần Thị
15 tháng 4 2017 lúc 19:53

10.

cuộc khởi nghĩa Yên Thế

Nguyên nhân khởi nghĩa Yên Thế Khi Pháp mở rộng phạm vi chiếm đóng Bắc Kì, Yên Thế trở thành mục tiêu bình định của chúng. Để bảo vệ cuộc sống của mình nông dân Yên Thế đã đứng lên đấu tranh. Diên biến: 3 giai đoạn Giai đoạn 1884-1892, nhiều toán nghĩa quân hoạt động riêng rẽ, chưa có sự chỉ huy thống nhất. Sau khi Đề Nắm mất (4/1892), Đề Thám trở thành lãnh tụ của phong trào. Giai đoạn 1893-1908: Thời kì này nghĩa quân vừa chiến đấu vừa xây dựng cơ sở. Giai đoạn 1909-1913: Sau vụ đầu độc lính Pháp ở Hà Nội , phát hiện thấy có sự dính líu của Đề Thám, Thực dân Pháp đã tập trung lực lượng, mở cuộc tấn công quy mô lên Yên Thế.

Đến ngày 10/2/1913khi thủ lĩnh Đề Thám bị sát hại phong trào tan rã

Kết quả khởi nghĩa Yên Thế: Cuộc khởi nghĩa bị thất bại. Ý nghĩa Chứng tỏ khả năng lớn lao của nông dân trong lịch sử đấu tranh của dân tộc.
Bình luận (0)
Lee SoAh
17 tháng 4 2017 lúc 9:19
Cần Vương Yên Thế
Thời gian tồn tại 10 30

Lãnh đạo

Văn thân , sĩ phu Nông dân
Lực lượng Nhân dân Nông dân
Địa bàn 4 tỉnh BTK Bắc Giang
Kết quả TB TB

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Ngáo Ngơ Alice
Xem chi tiết
Ngáo Ngơ Alice
Xem chi tiết
Hà Nguyễn Thu
Xem chi tiết
HarryVN
Xem chi tiết
Trương Kiệt
Xem chi tiết
Ctuu
Xem chi tiết
Hiếu Đỗ
Xem chi tiết
Ahn Aki
Xem chi tiết
Hà Linh
Xem chi tiết