Văn bản ngữ văn 8

Đào Phương Chi

câu 1 : vì sao nói chị Dậu là hình anh điển hình của người nông dân Việt Nam

câu 2 : nêu cảm nhận của em về nhân vật Lão Hạc ( 10-12 câu )

câu 3 : tóm tắt đoạn trích'' tức nước vỡ bờ , cô bé bán diêm , lão hạc , chiếc lá cuối cùng ''

Dương Hạ Chi
19 tháng 10 2017 lúc 19:53

1. Vì chị Dậu là điển hình cho sự chân thật, khỏe khoắn với những phẩm chất tốt đẹp. Khi anh Dậu bị bọn tay chân cai lý đánh, chị đã hạ mình van xin, nài nỉ. để cứu chồng chị phải đợ con, bán chó, làm được như vậy chị Dậu ray rứt từng khúc ruột. Chị sẵn sàng vùng dậy đánh nhau với người nhà lý trưởng để đỡ đòn cho chồng. Người đàn bà mà Ngô Tất Tố gọi là “chị chàng nhà quê” ấy đã không ngần ngại làm tất cả để bảo vệ cài gia đình khốn khổ của chị. Với cá tính mạnh mẽ, lúc cứng lúc mềm. Ở con người ấy đã hội tụ đần đủ bản chất của người phụ nữ đôn hậu, đảm đang và thủy chung. . Bên cạnh sự “cạn tàu ráo máng” của bọn quan lại và tay sai thì vẫn còn có những trái tim nhân hậu, biết đùm bọc chở che cho nhau. Hình ảnh bà lão, người đàn bà luôn đứng ra giúp đỡ gia đình chị Dậu, chị đã nói: “đó là ân nhân số một trong cuộc đời mình”. Ở đây tác giả cũng muốn nói với người đọc trong cái khổ đau ta vẫn tìm thấy hạnh phúc dù cho nó có ít ỏi đi chăng nữa. Tình người quan tâm đến nhau trong cuộc sống lam lũ khó khăn là điều quý giá nhất.

3. Tóm tắt văn bản chiếc lá cuối cùng
Xiu, Giôn-xi và cụ Bơ-men đều là những họa sĩ nghèo. họ sống trong một khu nhà trọ. mùa đông năm ấy, chẳng may Giôn -xi bị chứng sưng phổi. cô tuyệt vọng và nghĩ, khi chiếc lá thường xuân cuối cùng rụng thì cũgn là lúc cô cũng lìa đời. thấy Giôn-xi như vậy, Xiu và cụ Bơ-men rất lo lắng. rồi sau một đêm mưa bão tầm tã, chiếc lá vẫn còn. điều đó, thắp lên một hi vọng sống cho Giôn-xi. cô xin một ít cháo từ Xiu. một lúc sau, Xiu nhận được tin báo là cụ Bơ-men đã nhập viện cũng vì chứng sưng phổi. cụ đã thức suốt đêm mưa bão để vẽ chiếc lá thường xuân. chiếc lá cuối cùng ấy giống như thật. hôm sau, Giôn-xi hồi phục hoàn toàn. Xiu đến bên giường và báo cho bạn về cái chết của cụ Bơ- men và bí ẩn về chiếc lá cuối cùng.
Cô bé bán diêm:
Cô bé bán diêm sống gia đình rất nghèo khổ , khó khăn mồ côi mẹ , bà mất sớm , tài sản tiêu tán nên cô phải bán diêm cho người bố rầt tàn nhẫn hay đánh cô . Vào một ngày cuối năm , cô không bán được que diêm nào . Cô không dám về nhà vì sợ bố đánh . Đêm giao thừa trời giá rét , cô ngồi nép vào gốc tường giữa hai ngôi nha . Đêm càng lạnh giá , cô quẹt que diêm để sưởi ấm.Mỗi lần quẹt que diêm cháy sáng là một mông tưởng đến với cô . Lần thứ nhất , em thấy lò sưởi . lần thứ hai cô thấy bàn ăn và con ngỗng quay , lần thứ ba cô thấy cây thông Nô-en cùng những ngọn nến , lần thứ tư cô thấy bà hiện về , lần thứ năm cô thấy mình cùng bà bay lên trời đó cũng là lúc cô tìm thấy niềm hạnh phúc .Buổi sáng đầu năm,người ta thấy một em bé ngồi giữa những bao diêm trong đó có một bao diêm đốt hết nhẵn . Người ta bảo cô bé đã chết nhưng đôi má vẫn ửng hồng và đôi môi cô đang mỉm cười.
Tóm tắt văn bản “Lão Hạc”
Lão Hạc- người nông dân nghèo sống trong xã hội phong kiến, sống cô độc, chỉ có cậu Vàng bầu bạn. Lão có một người con trai vì nghèo không lấy được vợ, đã phẫn chí bỏ làng đi xa, làm phu đồn điền cao su ở tận trong Nam .lão Hac ở nhà chờ con về, làm thuê để sống. Dù đói Lão quyết không bán mãnh vườn và tiêu lạm vào số tiền dành dụm cho con. Nỗi đau đớn của Lão là ở đó. Nhưng một trấn ốm dai dẳng, lão không còn sức đi làm thuê nữa. Thế là Lão lặng lẽ đi đến một quyết định quan trọng. Đó là nỗi đau đớn khi bán cậu”Vàng”- niềm an ủi, niềm vui cuối cùng của Lão. Lão đi đến nhờ cậy ông Gíao giữ giúp lão ba sào vườn cho đứa con trai và gửi ông giáo 30 đồng bạc để nhờ hàng xóm lo sau khi lão mất. Từ đó, lão ăn uống kham khổ, bạ gì ăn nấy, sức khỏe sa sút. Cho đến một hôm, lão xin Binh Tư một ít bã chó… Thế rồi lão chết-cái chết thật dữ dội: lão phải vật vã rất đau đớn đến những 2 tiếng đồng hồ rồi mới chết. Lão đã hi sinh thân mình vì tương lai của con khi giữ lại trọn vẹn 3 sào vườn không bán đi một sào nào.
Tóm tắt văn bản "Tức nước vỡ bờ"
Anh Dậu bị ngất xỉu ở ngoài sân đình trong lúc bị bắt trói do không có tiền nộp sưu. Chị Dậu được một bà cụ hàng xóm cho một bát cháo để cho anh Dậu ăn lấy lại sức. Ngay lúc ấy thì bọn người nhà lý trưởng hùng hỗ kéo vào định bắt anh Dậu đi. Chị Dậu ra sức van nài nhưng bọn chúng không thương tình mà còn đánh vào người chị. Quá tức giận, chị Dậu đã đánh trả lại người nhà lý trưởng.

2. Lão Hạc là một người nông nghèo khó nhưng giàu lòng yêu thương, sống nhân hậu, tình nghĩa, và có lòng tự trọng, không muốn khi mình chết phải phiền tới hàng xóm. Sau khi bán cậu Vàng, người bạn duy nhất của ông khi về già, ông thấy rất hối hận.vì là ng` có lòng tự trọng, không muốn khi mình chết phải phiền tới hàng xóm nên ông đã tự kết liểu mình bằng chính cái chết mà chó hay nhận được đó là bả chó. Không ai hiểu vì sao lão chết ,chỉ có binh Tư và ông Giáo hiểu. Qua cái chết của Lão ta cũng có thể thấy dc một ý nghĩa rất sâu sắc. Đó là vì lòng yêu thương con trai mình, dành dụm tiền cho con, vì muốn tạ tội với cậu vàng.Cái chết của lão còn mang một hàm ý là muốn tố cáo xã cũ nửa phong kiến và qua đó chứng minh dc rằng lão là một con ng` nghèo khó nhưng giàu lòng yêu thương, sống nhân hậu, tình nghĩa, và có lòng tự trọng.

Bình luận (0)
Lưu Hạ Vy
19 tháng 10 2017 lúc 19:52

Câu 3 :

a) Tức nc vỡ bờ

Gia đình chị Dậu đã dứt ruột bán con mà chưa đủ tiền nộp sưu. Anh Dậu đang ốm cũng bị bọn tay sai lôi ra đình, đánh cho dở sống dở chết. Được bà hàng xóm cho bát gạo, chị Dậu vừa nấu xong nồi cháo thì cai lệ và người nhà lí trưởng ập đến. Mặc dầu chị Dậu hết lời van xin, cai lệ vẫn toan hành hạ anh Dậu. Chị Dậu xông vào đỡ tay, bị cai lệ đánh, và chị đã túm cổ đẩy tên này ngã chổng quèo. Người nhà lí trưởng sấn sổ giơ gậy định đánh thì bị chị Dậu túm tóc lẳng cho một cái ngã nhào ra thềm. b) Cô bé bán diêm Đêm giao thừa, trời rét mướt. Một cô bé bán diêm nghèo mồ côi mẹ, đầu trần, chân đi đất, bụng đói đang dò dẫm đi trong bóng tối. Suốt cả ngày em không bán được bao diêm nào. Em không dám về nhà vì sợ bố sẽ đánh em. Ngồi nép vào một góc tường, em quẹt một que diêm để sưởi ấm. Que diêm thứ nhất cho em có cảm giác ấm áp như ngồi bên lò sưởi. Em quẹt que diêm thứ hai, em được thấy bàn ăn thịnh soạn. Quẹt que diêm thứ ba, em được thấy cây thông Nô-en. Quẹt que diêm thứ tư, em gặp bà em. Em đã quẹt hết cả bao để được gần gũi bà em. Em đã chết trong giá rét khi mơ cùng bà bay lên cao mãi. c) Lão Hạc Lão Hạc là người hàng xóm của ông giáo. Lão có người con trai đi phu đồn điền cao su. Lão sống với con chó vàng - kỉ vật của con trai lão để lại. Hoàn cảnh khó khăn, nhưng lão đã từ chối mọi sự giúp đỡ. Quyết không xâm phạm vào mảnh vườn để dành cho con, lão bán con chó, tự trù liệu đám ma của mình và tự tử bằng bả chó. d) Chiếc lá cuối cùng Xiu và Giôn-xi là hai nữ hoạ sĩ trẻ. Giôn-xi bị bệnh sưng phổi rất nặng. Cô tuyệt vọng không muốn sống nữa. Cô chỉ đợi chiếc lá cuối cùng rụng xuống là sẽ lìa đời. Biết được ý nghĩ điên rồ đó, cụ Bơ-men, một hoạ sĩ già đã thức suốt đêm mưa gió để vẽ chiếc lá thường xuân. Chiếc lá cuối cùng không rụng đã làm cho Giôn-xi suy nghĩ lại, cô hi vọng và muốn được sống, được sáng tạo. Giôn-xi đã từ cõi chết trở về. Trong khi đó, cụ Bơ-men đã chết vì sáng tạo kiệt tác chiếc lá cuối cùng để cứu Giôn-xi.
Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Trần Thị Thanh Tâm
Xem chi tiết
Lê Thị Kim Ánh
Xem chi tiết
Phan Ngọc Anh
Xem chi tiết
Mai Anh Đào
Xem chi tiết
Đặng Khánh Ngọc
Xem chi tiết
Giang Nguyen
Xem chi tiết
Hoa Thiên Cốt
Xem chi tiết
Huỳnh Thơ
Xem chi tiết
Hoa Thiên Cốt
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Dương
Xem chi tiết