Ôn tập lịch sử lớp 9

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
NguyenBaoKhanh

Câu 1: Vì sao cho đến năm 1929 yêu cầu thành lập một đảng cộng sản ở Việt Nam lại đặt ra cấp thiết?

A. Do yêu cầu cần phải giải quyết cuộc khủng hoảng về đường lối.

B. Do sự phát triển của phong trào dân tộc dân chủ cần có tổ chức lãnh đạo.

C. Do sự phát triển của phong trào cách mạng thế giới.

D. Do sự chỉ đạo của Quốc tế Cộng sản.

Câu 2: Sự ra đời của 3 tổ chức Cộng sản ở Việt Nam năm 1929 không mang ý nghĩa nào sau đây?

A. Chứng tỏ sự thắng thế của khuynh hướng vô sản.

B. Chuẩn bị trực tiếp về tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.

C. Đánh dấu sự trưởng thành vượt bậc của giai cấp công nhân Việt Nam.

D. Chấm dứt cuộc khủng hoảng về giai cấp lãnh đạo ở Việt Nam.

Câu 3: Tại sao chỉ trong một thời gian ngắn, ba tổ chức cộng sản nối tiếp nhau ra đời ở Việt Nam?

A. Những điều kiện thành lập một Đảng cộng sản đã chín muồi .

B. Chủ nghĩa Mác- Lênin được truyền bá sâu rộng rãi vào Việt Nam .

C. Do ảnh hưởng của phong trào Vô sản hóa .

D. Do phong trào yêu nước có bước phát triển mới.

Câu 4: Nguyên nhân chủ yếu khiến yêu cầu thành lập một Đảng Cộng sản ở Việt Nam xuất hiện đầu tiên và ngày càng cấp thiết ở Bắc Kỳ?

A. Do phong trào công nhân phát triển mạnh, trình độ giác ngộ của công nhân cao.

B. Do Bắc Kỳ tập trung nhiều trung tâm công nghiệp .

C. Do Bắc Kỳ là trung tâm cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai .

D. Do chủ nghĩa Mác- Lênin được truyền bá sâu rộng

Câu 5: Phong trào cách mạng 1930-1931 bắt đầu với cuộc đấu tranh giai cấp nào?

A.Công nhân                     B.Nông dân             C.Tư sản dân tộc           D.Tiểu tư sản

Câu 6: Vì sao cách mạng phát triển mạnh nhất ở Nghệ - Tĩnh?

A.Nghệ - Tĩnh đất rộng nhất cả nước

B.Nghệ - Tĩnh có dân sô đông nhất cả nước.

C.Nghệ - Tĩnh có truyền thống cách mạng mạnh mẽ, lâu đời

D.Nghệ - Tĩnh giàu tài nguyên thiên nhiên .

Câu 7: Hình thức đấu tranh của phong trào cách mạng 1930-1931là

A.Rải truyền đơn, tập hợp chữ kí             C.Bãi công, mít tinh, xuất bản báo chí

B.Đưa dân nguyện                                  D.Bãi công ,vũ trang cách mạng

Câu 8: Lực lượng chủ yếu tham gia phong trào cách mạng 1930-1931 là

A.Nông dân, công nhân và tiểu tư sản      C.Nông dân và công nhân

B.Nông dân , công nhân và tư sản.              D.Nông dân , công nhân, tư sản dân tộc và tiểu tư sản

Câu 9: Phong trào cách mạng 1930-1931 đặt dưới sự lãnh đạo của tổ chức nào?

A.Đảng Cộng sản Việt Nam  sau đó là Đảng Cộng sản Đông Dương          C.Đảng Lao Động Việt Nam

B.Đảng Dân chủ Việt Nam                                                              D.Mặt trận Việt Minh.

Câu 10: Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam được tổ chức trong hoàn cảnh nào?

A.Ba tổ chức cộng sản lần lượt ra đời.

B.Nguyễn Ái Quốc về nước.

C. Các tổ chức cộng sản hoạt động riêng rẽ, tranh giành ảnh hưởng với nhau.

D.Các tổ chức cộng sản mong muốn thống nhất, thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam.

Câu 11: Ai là người chủ trì Hội nghi thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam?

A.Nguyễn Ái Quốc. B.Trần Phú              C.Tôn Đức Thắng              D.Tôn Trung Sơn

Câu 12: Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam đã đông qua văn kiện nào?

A.Sơ khảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa

B.Đường Kách Mệnh

C.Luận cương chính trị

D.Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.

Câu 13: Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam có ý nghĩa như

A.Một Hội nghị chính trị                         C.Một Hội nghị toàn quốc

B.Một Đại hội thành lập Đảng                D.Một Đại hội toàn quốc

Câu 14: Đại hội tiểu biểu toàn quốc lần thứ mấy của Đảng quyết định lấy ngày 3/2 hàng năm là ngày kỉ niệm thành lập Đảng?

A.Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 1               C.Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 3

B.Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 2               D.Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 4

Câu 15: Ai là người khởi thỏa Luận cương chính trị?

A.Nguyễn Ái Quốc  B.Trần Phú              C.Tôn Đức Thắng              D.Tôn Trung Sơn

Câu 16: Tháng 10/1930, Đảng Cộng sản Việt Nam quyết định đổi tên là

A.Đảng Cộng sản Đông Dương                         C.Đảng lao động Việt Nam

B.Đảng Dương Cộng sản đảng                          D.Đông Dương Cộng sản liên đoàn

Câu 17: Xô viết là gì?

A.Là hình thức tổ chức của khối liên minh các tầng lớp và giai cấp trong xã hội.

B.Là hình thức tổ chức của khối liên minh giữa giai cấp công nhân, nông dân, và tiểu tư sản.

C.Là hình thức tổ chức của khối liên minh giữa giai cấp công nhân và nông dân.

D.Là hình thức tổ chức cảu khối liên minh giữa giai cấp tư sản , công nhân, nông dân, và tiểu tư sản.

Câu 18: Căn cứ vào đâu để cho rằng Xô viết Nghệ- Tĩnh thật sự là chính quyền cách mạng của quần chúng dưới sự lãnh đạo của Đảng ?

A.Thi hành nhiều chính sách đem lại quyền lợi cho quần chúng .

B.Giành chính quyền trong cả nước

C.Chia ruộng đất công của công nhân

D.Chú trọng tuyên truyền , giáo dục ý thức chính trị cho quần chúng

Câu 19: Đại hội lần thứ 7 ( tháng 7/1935) Quốc tế cộng sản họp xác định kẻ thù nguy hiểm trước mắt cảu nhân dân thế giới là

A.Chủ nghĩa phát xít                    C.Chủ nghĩa cộng sản

B.Chủ nghĩa đế quốc                              D.Chủ nghĩa tư bản

Câu 20. Điểm nổi bật nhất trong phong trào cách mạng 1930 – 1931 là gì?
 A. Vai trò lãnh đạo của Đảng và liên minh công – nông.
 B. Thành lập được đội quân chính trị đông đảo cảu quần chúng

          C. Đảng được tập dượt trong thực tiễn lãnh đạo đấu tranh.
 D. Quần chúng được tập dượt đấu tranh dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Câu 21. Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5 – 1941) họp ở đâu?

A.Hà Nội.                                    C.Tân Trào – Tuyên Quang.

B.Pắc Bó – Cao Bằng.                  D.Định Hóa – Thái Nguyên.

Câu 22. Nguyên nhân nào dưới đây là cơ bản nhất quyết định sự bùng nổ của phong trào cách mạng 1930 -1931?
 A. Địa chủ phong kiến tay sai tăng cường tăng cường bóc lột nhân dân Việt Nam.
 B. Thực dân Pháp tiến hành khủng bố trắng sau khởi nghĩa Yên Bái
 C. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời kịp thời lãnh đạo phong trào đấu tranh.
 D. Ảnh hưởng cuộc khủng hoàng kinh tế 1929 – 1933 làm đời sống nhân dân cơ cực.
Câu 23: Nguyên nhân chủ yếu khiến cho phong trào cách mạng 1930 - 1931 bị dập tắt là

A. Đảng cần có thêm thời gian để điều chỉnh đường lối.

B. Mục tiêu đấu tranh đã đạt được..

C. Hoạt động khủng bố, đàn áp khốc liệt của thực dân Pháp.

 D. Phong trào quần chúng bị chia rẽ.
Câu 24: Ý nghĩa chủ yếu của phong trào cách mạng 1930 -1931 đối với cuộc vận động giải phóng dan tộc là
 A. đã để lại cho Đảng ta nhiều bài học kinh nghiệm quý báu.

  B. khẳng định đường lối lãnh đạo đúng đắn của Đảng.
 C. tạo điều kiện cho Mặt trận dân tộc thống nhất ra đời.
 D. phong trào như cuộc tập dượt đầu tiên cho cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám sau này.

Câu 25: Sự khác biệt giữa phong trào đấu tranh của nông dân Nghệ - Tĩnh với phong trào đấu tranh của cả nước trong năm 1930 là
 A. nông dân đấu tranh chưa có khấu hiệu cụ thể.
 B. nông dân đấu tranh bằng lực lượng chính trị.
 C. những cuộc đấu tranh của nông dân có vũ trang tự vệ.
 D. những cuộc biểu tình của nông dân chỉ đặt ra mục tiêu cải thiện đời sống.
Câu 26: Chính quyền cách mạng ở Nghệ -Tĩnh trong phong trào cách mạng 1930 – 1931 được gọi là Xô Viết vì
  A. đây là chính quyền do giai cấp công nhân lãnh đạo.
 B. đây là chính quyền đầu tiên của công – nông.
 C. chính quyền được tổ chức theo nhà nước kiểu mới.
 D. được tổ chức theo kiểu Xô Viết ở Nga.
Câu 27: Đại hội lần thứ VII Quốc tế Cộng sản (7/1935), xác định nhiệm vụ trước mắt của cách mạng thế giới là gì?
  A. Chống chủ đế quốc.                                    C. Chống chủ nghĩa thực dân.
  B. Chông chủ nghĩa phát xít.                           D. Chống chế độ phản động thuộc địa.
 Câu 28: Phương pháp đấu tranh của cách mạng thời ky 1936 – 1939 là sự kết hợp giữa các hình thức đấu tranh.
 A. công khai, bí mật và đấu tranh vũ trang
 B. hợp pháp, bất hợp pháp và đấu tranh chính trị.

 C. công khai và bí mật, hợp pháp và bất hợp pháp.
 D. đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang, bất hợp pháp.
Câu 29: Mục tiêu đấu tranh trong giai đoạn 1936 -1939 được Đảng xác định là
 A. đánh đổ đế quốc – phát xít.                C. tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo và hòa bình.
B. độc lập dân tộc và người cày có ruộng    D. đánh đổ đế quốc và tay sai, giải phóng dân tộc.
Câu 30: Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (7/1936) đã chủ rương thành lập.
 A. Mặt trận thống nhất dân chủ Đông Dương.
 B. Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh.
 C. Mặt trận Thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương.
 D. Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương.
Câu 31. Phong trào dân chủ 1936 – 1939 có gì khác so với phong trào cách mạng 1930 – 1931 về mục tiêu đấu tranh?
 A. Tập trung vào nhiệm vụ phản đế.                 C. Đòi giảm tô, giảm tức, xóa nợ cho nhân dân.
B. Tập trung vào nhiệm vụ phản phong.        D. Đòi cải thiện đời sống, tự do, dân chủ, hòa bình.
Câu 32: Cuộc đấu tranh công khai, hợp pháp trong những năm 1936 -1939 thực chất  là cuộc
A. vận động dân tộc, dân chủ.                     

B. cách mạng giải phóng dân tộc. 

C. tuyên truyền, giác ngộ quấn chúng.

D. Đấu tranh giai cấp để giải phóng dân tộc.
Câu 33: Mặt trận Nhân dân Pháp đã thực hiện những chính sách tiến bộ nào khi lên cầm quyền?

A.Áp dụng một số chính sách độc lập , dân chủ cho các nước thuộc địa

B.Thực hiện độc lập cho các nước thuộc địa

C.Áp dụng một số chính sách tự do, dân chủ cho các nước thuộc địa

D.Áp dụng một số chính sách độc lập , tự do, dân chủ cho các nước thuộc địa

Câu 34: Ý nào sau đây không phải là ý nghĩa của phong trào cách mạng 1936-1939?

A.Khối liên minh công-nông được hình thành

B.Chủ nghĩa Mác- Lê – nin được truyền rộng rải

C.Quần chúng nhân dân được tập dượt hình thức đấu tranh mới

D.Trình độ chính trị và công tác của cán bộ và đảng viên đã được nâng cao một bước rõ rệt

Câu 35: So với phong trào cách mạng 1930-1931 phong trào cách mạng 1936-1939 có điểm khác về phương pháp và hình thức đấu tranh như thế nào?

A.Lôi kéo đông đảo nông dân tham gia khởi nghĩa

B.Tập hợp nhân dân đấu tranh bạo động cách mạng

C.Tập hợp nhân dân đấu tranh chính trị hợp pháp , nửa hợp pháp, công khai , nửa công khai.

D.y dựng nhà nước cách mạng kiểu mới

Câu 36: Khủng hoảng kinh tế thế giới(1929-1933) ảnh hưởng đến VN như thế nào ?

A. Công nghiệp có bước phát triển

B. Lương thực thiếu trầm trọng, đời sống nhân dân khổ cực

C. Chỉ tác động đến hoạt động kinh doanh của giai cấp tư sản

D. Nông nghiệp và công nghiệp suy sụp, xuất nhập khẩu đình đốn, hàng hóa khan hiếm, giá cả đắt đỏ

Câu 37: Khủng hoảng kinh tế thế giới(1929-1933) đã ảnh hưởng đến phong trào cách mạng VN như thế nào?

A. Phong trào cách mạng tạm vắng.

B. Chỉ có giai cấp nông dân đâu tranh.

C. Tinh thần cách mạng của các giai cấp, tầng lớp nhân dân càng lên cao.

D. Chỉ có giai cấp công nhân đấu tranh.

Câu 38:Nội dung nào không phải kết quả của phong trào Xô viết Nghệ-Tĩnh 1930-1931?

A. Làm tê liệt bộ máy chính quyền thực dân, phong kiến nhiều huyện ở hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh

B. Quần chúng nhân dân thục hiện quyền làm chủ

C. Thành lập các Xô viết làm nhiệm vụ của chính quyền nhân dân

D. Thành lập được chính quyền trong cả nước

Câu 39: Nguyên nhân thất bại của phong trào Xô viết Nghệ-Tĩnh(1930-1931) là?

A. chưa có lực lượng vũ trang

B. thực dân pháp còn mạnh và thực hiện nhiều biện pháp để đàn áp phong trào

C. chưa có sự giúp đỡ của Liên Xô

D. Đảng Cộng sản VN vừa thành lập chưa có kinh nghiệm lạnh đạo

            Câu 40. Cuộc khủng hoảng kinh tế trong những năm 1929 – 1933 đã tác động đến tình hình xã hội các nước tư bản như thế nào?

A.  Xã hội phân hóa ngày càng sâu sắc.

B.   Mâu thuẫn xã hội ngày càng gay gắt.

C.   Mâu thuẫn ngay trong nội bộ giai cấp tư sản.

D. Phong trào đấu tranh của nhân dân chống chính quyền tư sản ngày càng mạnh mẽ.

            Câu 41: Từ tháng 9-1930 trở đi, phong trào cách mạng 1930-1931 dần đạt tới đỉnh cao là vì?

A. sử dụng hình thúc vũ trang khởi nghĩa và thành lập chính quyền Xô viết

B. phong trào diễn ra sôi nổi, rộng khắp cả nước

C. vấn đề ruộng đất cảu nông dân được giải quyết triệt để

D. đã thực hiện được liên minh công- nông vững chắc

Câu 42: Phong trào cách mạng 1930-1931, phát triển nhất ở Nghệ An và Hà Tĩnh vì đó là nới?

A. tập trung đông đảo giai cấp công nhân

B. thành lập chính quyền Xô viết sớm nhất

C. có truyền thống yêu nước, anh dũng đấu tranh chống giặc ngoại xâm

D, có cơ sở Đảng mạnh nhất

Câu 43: Mặc dù bị thực dân Pháp dập tắt trong máu lửa và bị thất bại, nhưng phong trào Xô viết Nghệ-Tĩnh chứng tỏ?

Minh Phương
11 tháng 3 2024 lúc 22:34

Câu 1: B. 

Câu 2: D. 

Câu 3: D. 

Câu 4: B. 

Câu 5: A. 

Câu 6: C.

Câu 7: D.

Câu 8: D. 

Câu 9: A.

Câu 10: D. 

Câu 11: A. 

Câu 12: C. 

Câu 13: A.

Câu 14: B. 

Câu 15: A. 

Câu 16: B. 

Câu 17: A. 

Câu 18: A. 

Câu 19: A. 

Câu 20: A. 

Câu 21: C. 

Câu 22: D.  

Câu 23: C. 

Câu 24: D. 

Câu 25: C. 

Câu 26: B. 

Câu 27: B. 

Câu 28: C. 

Câu 29: C. 

Câu 30: C. 

Câu 31: D. 

Câu 32: B. 

Câu 33: D. 

Câu 34: A 

Câu 35: C. 

Câu 36: A. 

Câu 37: C. 

Câu 38: D. 

Câu 39: B. 

Câu 40: D. 

Câu 41: A. 

Câu 42: C. 

Câu 43: Mặc dù bị dập tắt, phong trào Xô viết Nghệ-Tĩnh đã chứng tỏ sức mạnh của tình thần yêu nước, lòng dũng cảm của nhân dân và sự quyết tâm của Đảng trong cuộc đấu tranh chống lại thực dân Pháp, đồng thời cũng là bài học quý giá cho sự phát triển của phong trào cách mạng Việt Nam trong tương lai.


Các câu hỏi tương tự
Giang Cong
Xem chi tiết
Doãn Hoài Trang
Xem chi tiết
Trương Nhật Quang
Xem chi tiết
Giang Mio
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn
Xem chi tiết
Thái
Xem chi tiết
Hoàng Dương thiết
Xem chi tiết
Hứa Thiên Ngọc
Xem chi tiết
Trang Nguyễn Thị Huyền
Xem chi tiết
Trang Nguyễn Thị Huyền
Xem chi tiết