Câu 1: Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, thủ tục chèn xâu S1 vào xâu S2 bắt đầu từ vị trí vt được viết
A. Insert(S1,S2,vt); B. Insert(vt,S1,S2); C. Insert(S2,S1,vt); D. Insert(S1,vt,S2);
Câu 2: Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, hai xâu kí tự được so sánh dựa trên:
A. Độ dài tối đa của hai xâu
B. Mã ASCII của từng cặp kí tự tương ứng trong các xâu lần lượt từ trái sang phải
C. Độ dài thực sự của hai xâu
D. Số lượng kí tự khác nhau của hai xâu
Câu 3: Cho khai báo: Var Ho, Ten: String[15]; Lệnh nào sau đây là câu lệnh sai ?
A. Write(Ho,Ten); B. Write(‘Ho ten la:’; Ho;Ten);
C. Write(‘Ho ten la:’,Ho,Ten); D. Write(‘Ho ten la:’,Ho+Ten);
Câu 4: Đoạn chương trình sau sẽ viết ra màn hình kết quả như thế nào ?
Var st: String[30]; i: byte;
Begin
st:=’BAITAP’;
For i:= length(st) downto 1 do Write(st[i]);
End;
A. PATBIA B. TAPBAI C. PATIAB D. PATBAI
Câu 5: Trong NNLT Pascal, đoạn chương trình sau thực hiện công việc gì:
S:=0;
For i:=1 to 100 do S:=S+ A[i];
A. In ra màn hình các phần tử của mảng A B. Tính tổng 100 phần tử của mảng A
C. Tính tích các phần tử của mảng A D. Đếm số phần tử của mảng A
Câu 6: Cho chương trình sau:
Var f: text;
Begin
Assign(f,'Khoi11.txt');
Rewrite(f);
Write(f, 10*2+5);
Close(f);
End.
Sau khi thực hiện chương trình bên, tập tin 'Khoi11.txt' có nội dung như thế nào?
A. 10*2+5 B. 25 C. 100 D. ‘10*2+5’
Câu 7: Cho xâu St:=’Quang Tri’; Kết quả của xâu St là gì sau khi thực hiện lệnh: Delete (St,1,6);
A. Quan B. Quang C. Quang Tri D. Tri
Câu 8: Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, để tìm vị trí xuất hiện đầu tiên của xâu ‘an’ trong xâu S ta có thể viết bằng cách nào trong các cách sau ?
A. i := pos(S, ’an’) ; B. i := pos(‘an’, S) ;
C. S1 := ‘an’ ;i := pos(S1, ‘an’) ; D. i := pos(‘an’, ‘an’);
Câu 9: Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, với khai báo: S, S1: string; i:byte; đoạn chương trình sau thực hiện công việc gì?
S1:= ‘ ‘;
For i := 1 to length(S) do
if ( S[i] >= ‘a’ ) AND ( S[i] <= ‘z’ ) then S1:=S1+S[i] ;
A. Tạo ra xâu mới S1 chỉ gồm các chữ cái in thường có trong S
B. Đếm số ký tự là ký tự cái in thường trong xâu S;
C. Đếm xem có bao nhiêu ký tự số trong xâu S;
D. Xóa các chữ cái in thường trong S trong S;
Câu 10: Để đọc dữ liệu từ tệp văn bản ta có thể sử dụng thủ tục nào sau:
A. write(<tên tệp>,<danh sách kết quả>); B. write(<biến tệp>,<danh sách kết quả>);
C. read(<biến tệp>,<danh sách biến>); D. read(<tên tệp>,<danh sách kết quả>);
Câu 11: Cho chương trình sau:
Var f: text;S:string;
Begin
Assign(f,'BT.TXT');
Reset(f);
Readln(f,S);
Close(f);
End.
Chương trình bên thực hiện công việc:
A. Ghi giá trị của biến S vào tệp BT.TXT B. Đọc một giá trị từ tệp BT.TXT và gán cho biến f
C. Ghi vào tệp BT.TXT giá trị S D. Đọc một xâu từ tệp BT.TXT và gán cho biến xâu S
Câu 12: Var a : array[0..50] of real ; i,k:byte;
k := 0 ;
for i := 1 to 50 do
if a[i] > a[k] then k := i ;
Đoạn chương trình trên thực hiện công việc gì dưới đây ?
A. Tìm chỉ số của phần tử lớn nhất trong mảng; B. Tìm phần tử nhỏ nhất trong mảng;
C. Tìm chỉ số của phần tử nhỏ nhất trong mảng; D. Tìm phần tử lớn nhất trong mảng;
Câu 13: Với khai báo biến mảng Var a:array [1..50] of real; các phần tử trong mảng có thể nhận giá trị nào trong các giá trị sau?
A. 1.0C1 B. ‘3.14’ C. TRUE D. 3.14
Câu 14: Để gán tên tệp KQ.TXT cho biến tệp fi ta sử dụng câu lệnh
A. KQ.TXT := fi; B. fi := ‘KQ.TXT’;
C. Assign(fi,‘KQ.TXT’); D. Assign(‘KQ.TXT’,fi);
Câu 15: Giả sử mảng một chiều A được khai báo như sau: Var A: Array[-2..5] Of Real;
Vậy mảng có tối đa bao nhiêu phần tử?
A. 7 B. 8 C. 5 D. 6
Câu 16: Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, đoạn chương trình sau thực hiện công việc gì?
X:=length(S);
For i:=X downto 1 do
If S[i] = ‘ ‘ then Delete(S,i,1);
A. Xóa dấu cách thừa trong xâu ký tự S B. Xóa mọi dấu cách của xâu S
C. Xóa dấu cách tại vị trí cuối cùng của xâu S D. Xóa dấu cách đầu tiên trong xâu ký tự S
Câu 17: Nếu hàm Eoln(<biến tệp>) cho kết quả TRUE thì con trỏ tệp nằm ở vị trí:
A. Cuối dòng B. Đầu tệp C. Đầu dòng D. Cuối tệp
Câu 18: Con trỏ tệp ở vị trí nào sau khi thực hiện thủ tục mở tệp Rewrite:
A. Nằm ở giữa tệp B. Nằm ở đầu tệp C. Nằm ở cuối tệp D. Nằm ngẫu nhiên ở bất kỳ vị trí nào
Câu 19: Để đóng tệp, ta sử dụng thủ tục:
A. CLOSE(biếntệp); B. CLOSE(biếntệp1, biếntệp1, …, biếntệpn);
C. CLOSE(biếntệp, têntệp); D. CLOSE(têntệp; biếntệp);
Câu 20: Phát biểu nào sau đây là sai:
A. Mảng một chiều là dãy hữu hạn các phần tử cùng kiểu
B. Phần tử trong mảng có thể có nhiều hơn 1 chỉ số
C. Cần xác định kiểu phần tử của mảng
D. Có thể xây dựng mảng hai chiều
Câu 21: Cho f là một biến tệp văn bản. Khai báo nào sau đây là đúng ?
A. Var : f text; B. Var f : byte; C. Var f : text; D. Var f = text;
Câu 21: C
Câu 1: B
Câu 2; A
Câu 3: B
Câu 4: A
Câu 5: D
Câu 6: B