Câu 1: Trong bàu thơ Quê Hương của Tế Hanh hình ảnh"cánh buồm" được nhắc đến mấy lần? Em hãy chép lại câu thơ có hình ảnh đó và chỉ ra sự khác nhau giữu các hình ảnh "cánh buồm" trong bài thơ.
Câu 2: Có ý kiến cho rằng:" Cảnh dân làng đón thuyền đánh cá trở về là một bức tranh lao động náo nhiệt đông vui nhộn nhịp, đầy ắp niềm vui và sự sống. Viết đoạn văn khoảng 12 câu theo lập luận diễn dịch để làm sáng tỏ ý kiến trên. Trong đoạn văn có sử dụng 1 thán từ và 1 câu hỏi tu từ
2. Cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về
- Không khí: ồn ào, tấp nập và niềm vui sướng trước thành quả lao động, niềm biết ơn của những người dân chài lưới với đất trời và với biển. Qua đó thể hiện sự thấu hiểu của tác giả với con người quê hương.
- Hình ảnh dân chài:
“Làn da ngăm rám nắng”
“Cả thân hình nồng thở vị xa xăm”
+ Kết hợp hình ảnh lãng mạn và tả thực.
+ Vẻ đẹp khỏe khoắn, dãi dầu mưa nắng.
+ Chất mặn mòi xa xăm của biển thấm vào hơi thở, tạo nên vẻ đẹp lãng mạn, ngang tàng.
- Hình ảnh con thuyền: “Im bến mỏi trở về nằm”, “nghe chất muối thấm dần”.
+ Con thuyền được nhân hóa như những người dân chài lưới đang trong trạng thái nghỉ ngơi, thảnh thơi sau một ngày lao động vất vả.
+ Con thuyền như một cơ thể sống đang cảm nhận được bằng tâm hồn mình chất biển mặn mòi trong tâm hồn (vị mặn ấy cũng ngấm vào hơi thở con người).
=> Hình ảnh quê hương hiện lên trong nỗi nhớ cho nên giàu chất thơ, lãng mạn và tươi sáng.
1. Hình ảnh cánh buồm được nhắc đến trong các câu thơ:
+ Cánh buồm trương, to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió...
+ Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi.