Đề cương ôn tập văn 7 học kì II

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Hung Tran

Câu 1: Trình bày những hiểu biết của em về tác giả Phạm Văn Đồng? Bố cục văn bản: Đức tính giản dị của Bác Hồ

Câu 2: Đức tính giản dị của Bác Hồ được thể hiện trên những phương diện nào trong văn bản? Tìm những câu văn thể hiện các phương diện ấy?

Câu 3: Đọc trình bày những hiểu biết của em về tác giả Hoài Thanh?

Câu 4: Trình bày nguồn gốc, ý nghĩa, công dụng của văn chương?

Nguoi Viet Nam
8 tháng 3 2020 lúc 16:05

Câu 1:Phạm Văn Đồng (1 tháng 3 năm 1906 – 29 tháng 4 năm 2000) là Thủ tướng đầu tiên của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ năm 1976 (từ năm 1981 gọi là Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng) cho đến khi nghỉ hưu năm 1987.

Phạm Văn Đồng sinh ra ở xã Đức Tân, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi,ở trong một gia đình trí thức, từ nhỏ ông đã được tiếp thu truyền thống văn hóa, lịch sử của quê hương, gia đình, từ đó trau dồi kiến thức về lịch sử, văn hóa dân tộc cũng như nền văn hóa thế giới. Ông theo học trường Quốc học Huế và sớm phát huy tài năng trong việc học tiếng Pháp, và ông đã vận dụng lợi thế này để nắm bắt văn học, triết học Pháp cũng như phương Tây.

Phạm Văn Đồng là học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Cũng như Bác, ông sử dụng ngòi bút như một vũ khí sắc bén trong sự nghiệp “phò chính trừ tà”. Ngay sau khi được trả tự do năm 1936 và bị quản thúc tại quê nhà, ông tích cực viết báo cho Tạp chí Đỏ- cơ quan ngôn luận của tỉnh Quảng Ngãi, hoạt động xuất bản bí mật.Sau đó, với bút danh Đông Tây hoặc không kí tên, ông đã viết nhiều bài báo cho các báo Tin tức, Le Travail, Notre Voix,… Văn phong nghị luận của ông đầy nhiệt tình, lôi cuốn người đọc với lời văn trong sáng, giàu hình ảnh.

Bố cục được chia làm 4 phần:

Phần 1 (từ đầu đến “trong sáng, thanh bạch, tuyệt đẹp”): Khẳng định phẩm chất cao quý, không mai một theo thời gian của Hồ chủ tịch.

- Phần 2 (tiêp theo đến “Trường, Kì, Kháng, Chiến, Nhất, Định, Thắng, Lợi!”): đức tính giản dị của Bác thể hiện trong đời sống và trong mối quan hệ với mọi người.

- Phần 3 (tiếp theo đến “trong thế giới ngày nay”): Đời sống giản dị của Bác hòa hợp với đời sống tinh thần phong phú, cao đẹp.

- Phần 4 (đoạn còn lại): Sự giản dị trong lời nói và bài viết của Bác, sức ảnh hưởng của phẩm chất Hồ Chí Minh tới nhân dân, dân tộc.

Câu 2:Tác giả chứng minh đức tính giản dị của Bác Hồ qua các phương diện:

+ Bữa ăn hằng ngày

+ Nhà ở

+ Việc làm

+ Lời nói, bài viết

Những câu văn đó là"“ Lối ăn ở của Chủ tịch Hồ Chí Minh giản dị như thế nào, chúng ta đã từng biết. Lúc ở chiến khu, Người chung sống với anh em trong cùng một cơ quan, làm việc, học tập, ăn ở, sinh hoạt như anh em. Có những lúc, vì gạo thiếu hay khí hậu nặng, cần ăn ít một chút, Người cũng vui vẻ chịu đựng cùng anh em.”"bucminhnhiều quá nên mong bạn thông cảm

Câu 3:

Hoài Thanh (1909 – 1982) có tên khai sinh là Nguyễn Đức Nguyên (ngoài ra ông còn sử dụng các bút danh khác như Văn Thiên, Le Nhà Quê), là một nhà phê bình văn học Việt Nam, đã có những đóng góp về mặt phê bình, lý luận để khẳng định Thơ mới trong văn học Việt Nam thế kỉ 20. Tác phẩm Thi nhân Việt Nam do ông và em trai Hoài Chân viết đã đưa tác giả lên vị trí một nhà phê bình lớn của nền văn học Việt Nam đầu thế kỷ 20.

Sinh ngày 15 tháng 7 năm 1909 trong một gia đình nhà nho nghèo có tham gia phong trào Đông Du chống Pháp của Phan Bội Châu. Quê ông ở xã Nghi Trung, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An.

Tham gia Tổng khởi nghĩa của Việt Minh cướp chính quyền ở Huế tháng 8 năm 1945. Sau 1945 ông lần lượt giữ nhiều chức vụ.

C

Khách vãng lai đã xóa
Nguoi Viet Nam
8 tháng 3 2020 lúc 16:08

To be countinue,.....bucminhsorry bạn mik ấn nhầm gửi lun

Câu 4:Nguồn gốc cốt yếu của văn chương

“Là lòng thương người, và rộng ra là thương cả muôn vật, muôn loài. ”

Là quan niệm đúng, rất có lí nhưng không phải là duy nhất. Có quan niệm khác:

cái gốc của văn chương là tình cảm, là lòng vị tha

“Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng”

→ văn chương phản ánh cuộc sống.

“văn chương còn sáng tạo ra sự sống”

→ văn chương dựng ra những hình ảnh mới, đưa ra những ý tưởng hiện tại chưa có.

b. Công dụng của văn chương

“Một người hằng ngày chỉ cặm cụi lo lắng … cái mãnh lực lạ lùng của văn chương hay sao?”

→ khơi dậy những trạng thái cảm xúc của con người

“Văn chương gây cho ta những tình cảm … rộng rãi đến trăm nghìn lần”

→ rèn luyện, mở rộng thế giới tình cảm của con người

→ Làm giàu tình cảm của con người “Có kẻ nói từ khi các ca sĩ ca tụng … tiếng suối nghe mới hay”

→ văn chương làm đẹp và làm hay những thứ bình thường.

“Nếu pho lịch sử loài người … cảnh tượng nghèo nàn đến bậc nào các thi nhân, văn nhân làm giàu sang cho lịch sử nhân loại”

→ Làm giàu, làm đẹp cho cuộc sống

~Chúc bạn học tốt!~THE ENDhaha

Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Linh Nhi Nguyen
Xem chi tiết
Trâm Đây Này
Xem chi tiết
32_Nguyễn Thu Trang_7A3
Xem chi tiết
Khang Huu
Xem chi tiết
Nguyễn Thùy Anh
Xem chi tiết
Nguyễn Anh Kiệt
Xem chi tiết
Hường Nguyễn
Xem chi tiết
Trần Anh Hoàng
Xem chi tiết
trần anh quan
Xem chi tiết
Hường Nguyễn
Xem chi tiết