Câu 1: Trình bày nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử phong trào Tây Sơn
Câu 2: Nhận xét về đời sống nhân dân dưới triều Nguyễn
Câu 3: Trình bày những chính sách về kinh tế, văn hóa, giáo dục, ngoại giao, quốc phòng của Quang Trung tronh sự nghiệp xây dựng đất nước? Đánh giá về những cống hiến của vua Quang Trung đối với lịch sử dân tộc
Câu 4: Vì sao vua Quang Trung quyết định tiêu diệt quân Thanh vào dịp Tết Kỉ Dậu
Câu 5: Trình bày diễn biến trận chiến Rạch Gầm - Xoài Mút và nêu ý nghĩa
Câu 6: Tại sao nhân dân ta lại hăng hái tham gia khởi nghĩa Tây Sơn ngay từ đầu
*Nguyên nhân thắng lợi
-Truyền thống yêu nước của nhân dân ta
-Nhân dân ta một lòng nồng nàn yêu nước
-Sự chỉ huy tài tình của Nguyễn Huệ.
-Ông có những chính sách đúng đắn
*Ý nghĩa
-Lật đổ chính quyền Lê Trịnh Nguyễn
-Xóa bỏ ranh giới sông Gianh -> Thống nhất đất nước
-Đánh tan quân Xâm lược Xiêm , Thanh bảo vệ nền độc lập dân tộc
( Đúng vì cô đã chốt cho rồi)
Trong 17 năm liên tục chiến đấu, phong trào Tây Sơn đã lật đổ các chính quyền phong kiến thối nát Nguyễn, Trịnh, Lê, xoá bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng thống nhất quốc gia. Đồng thời, phong trào Tây Sơn đánh tan các cuộc xâm lược của Xiêm, Thanh, bảo vệ nền độc lập và lãnh thổ của Tổ quốc.
Có được thắng lợi trên, trước hết là nhờ ý chí đấu tranh chống áp bức bóc lột và tinh thần yêu nước cao cả của nhân dân ta. Tiếp đó, sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân đã góp phần quan trọng vào thắng lợi. Quang Trung là anh hùng dân tộc vĩ đại của nhân dân ta ở thế kỉ XVIII.
Các tầng lớp nhân dân sống khổ cực vì địa chủ hào lí chiếm đoạt ruộng đất, quan lại tham nhũng, tô thuế phu dịch nặng nề. Nạn dịch bệnh, nạn đói hoành hành khắp nơi.
"Quan coi dân như kẻ thù, dân sợ quan như cọp, ngày đục tháng khoét của dân cho đầy túi riêng". Năm 1828, viên quan Bắc Thành là Nguyễn Công Trứ dâng sớ tố cáo : cái hại quan lại một hai phần, cái hại hào cường đến tám chín phần. Nó làm con cái người ta thành mồ côi, vợ người ta thành goá bụa...., cứ công nhiên không kiêng sợ gì.