1.
- Đầu những năm 10 của thế kỉ VIII, nhân dân phải tham gia đoàn phu gánh sản vật cống nộp. Mai Thúc Loan đã kêu gọi những người dân phu bỏ về quê, mộ binh nổi dậy.
- Nghĩa quân nhanh chóng chiếm Hoan Châu. Nhân dân Ái Châu, Diễn Châu nổi dậy hưởng ứng. Mai Thúc Loan chọn vùng Sa Nam (Nam Đàn) để xây dựng căn cứ.
- Sau đó, ông xưng đế (Mai Hắc Đế), xây dựng thành Vạn An làm quốc đô.
- Mai Hắc Đế liên kết với các nhân dân khắp Giao Châu và Cham-pa tấn công Tống Bình, viên quan đô hộ phải chạy về nước.
⇒Cuộc khởi nghĩa giành thắng lợi.
3.
Tình hình văn hóa của Cham-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X:
- Chữ viết: có chữ viết riêng (bắt nguồn từ chữ Phạn).
- Tôn giáo: theo đạo Phật và đạo Bà La Môn.
- Phong tục: hỏa táng, ở nhà sàn, ăn trầu cau,...
- Kiến trúc: đặc sắc, tiêu biểu là các tháp Chăm, đền, tượng, các bức chạm nổi,...
- Người Chăm và người Việt có mối quan hệ chặt chẽ lâu đời.
4.
Tình hình kinh tế của Cham-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X:
- Nông nghiệp:
+ Sử dụng công cụ sắt và dùng trâu bò kéo cày.
+ Trồng lúa 2 vụ/năm và làm ruộng bậc thang.
+ Sáng tạo ra xe guồng nước.
+ Trồng cây ăn quả, cây công nghiệp.
+ Đánh cá.
- Thủ công nghiệp: khai thác lâm thổ sản, làm đồ gốm.
- Thương nghiệp: trao đổi, buôn bán với Giao Châu, Trung Quốc, Ấn Độ.