Câu 1:
*Sán lá gan
- Cấu tạo: cơ thể hình lá, dẹp, dài 2-5cm, màu đỏ máu. Mắt và các lông bơi tiêu giảm , các giác bám phát triển.
- Di chuyển: Luồn lách trong môi trường kí sinh
- DInh dưỡng: Sán lá gan dùng 2 giác bám chắc vào nội tạng vật chủ. Hầu có cơ khoẻ giúp miệng hút chất dinh dưỡng từ môi trường kí sinh đưa vào 2 nhánh ruột phân nhiều nhánh nhỏ để vừa tiêu hoá vừa dần chất dinh dưỡng nuôi cơ thể. Sán lá gan chưa có hậu môn.
*Giun đũa
- Cấu tạo:
+ Cơ thể hình ống, thon dài, đầu nhọn
+ Con đực nhỏ, ngắn, đuôi cong; con cái to, dài
+ Lớp vỏ cuticun ngoài cơ thể có tác dụng chống men tiêu hóa của vật chủ
+Lớp biểu bì và cơ dọc ở thành cơ thể phát triển
+ Có khoang cơ thể chưa chính thức
+ Ống tiêu hóa thẳng, có hậu môn
+ Tuyến sinh dục dài, cuộn khúc
* Di chuyển
- Do cơ thể chỉ có lớp cơ dọc phát triển nên di chuyển hạn chế
- Cơ thể cong và duỗi ra giúp giun đũa chui rúc trong môi trường kí sinh
- Giun đũa thường kí sinh ở ruột non người, nhất là ở trẻ em, gây đau bụng, đôi khi gây tắc ruột và tắc ống mật
- nhờ có đặc điểm của di chuyển(cong và duỗi cơ thể) mà giun đũa chui đc vào ống mật người
*Dinh dưỡng
- Thức ăn di chuyển một chiều từ miệng theo ống ruột thẳng tới hậu môn
- Hầu phát triển giúp hút chất dinh dưỡng vào nhanh và nhiều
Câu 1 bạn Nguyễn Trúc Giang trả lời rồi, cô bổ sung câu 2 và 3 nhé:
Câu 2:
Đặc điểm của sán lá gan thích nghi với đời sống kí sinh
+ Cơ thể hình lá, dẹp, dài 2-5cm. Mắt và các lông bơi tiêu giảm , các giác bám phát triển.
+ Có cơ vòng, cơ dọc, cơ lựng bụng phát triển --> chui rúc, luồn lách
+ Đẻ nhiều trứng, ấu trùng cũng có khả năng sinh sản --> số lượng cá thể rất nhiều. Nên dù tỉ lệ tử vong cao chúng vẫn có khả năng sống sót và duy tri nòi giống
+ Hầu có cơ khỏe --> dinh dưỡng khỏe
Đặc điểm của giun đũa thích nghi với đời sống kí sinh
+ Cơ thể dài thuôn nhọn 2 đầu, có vỏ cuticun bao bọc cơ thể bảo vệ cơ thể tránh tác dụng của dịch tiêu hóa ở ruột người,
+ Lớp cơ dọc phát triển --> chui rúc, luồn lách
+ Hầu phát triển --> dinh dưỡng khỏe
+ Đẻ nhiều trứng. Nên dù tỉ lệ tử vong cao chúng vẫn có khả năng sống sót và duy tri nòi giống
Câu 3:
Giun đất ăn vụn thực vật và mùn đất. Hệ tiêu hoá chia làm nhiều phần, thức ăn lấy từ miệng, chứa ở diều, nghiền nhò ớ dạ dày cơ, được tiêu hoá nhờ enzim tiết ra từ ruột tịt và hấp thụ qua thành ruột