Câu 1; trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của bồ câu thích nghi với đời sống bay lườn Câu 2: trình bày đặc điểm chung của lớp thú Câu 3 : tại sao người ta lại xếp thú mỏ vịt vào lớp thú Câu 4: đặc điểm của lớp chim và vai trò của lớp chim Câu 5: vi sao thỏ luon gặm nhấm ngay cả khi không ăn Câu 6: Tại sao người ta lại xếp dời vào lớp thú Câu 7: Đặc điểm cấu tạo ngoài cuả ếch vừa thích nghi với đời sống trên cạn và dưới nước Câu 8: Trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn thích nghi hoàn toàn với ddời sống trên cạn Câu 9: vì sao nói thú là lớp động vật có xương sống có tổ chức cao nhất Câu 10: Dựa vao bộ răng hãy phân biệt 3 bộ thú: Ăn sâu bọ, gặm nhấm, ăn thịt> Mỗi bộ nêu 2 tên đại diện Câu 11: So sánh hệ tuần hoàn của cá, ếch, lưỡn cư, bò sát
2.
Đặc điểm chung của lớp thú:
+ Thú là động vật có xương sống.
+ Đẻ con và nuôi con bằng sữa do tuyến vú tiết ra.
+ Thân có lông mao bao phủ.
+ Bộ răng phân hoá thành răng cửa, răng nanh, răng hàm. Răng mọc trong lỗ chân răng.
+ Hệ tuần hoàn: Tim có 4 ngăn, có hai vòng tuàn hoàn, máu đỏ tươi đi nuôi cơ thể.
+ Bộ não phát triển, thể hiện rõ ở bán cầu não, mấu não sinh tư và tiểu não.
+ Thân nhiệt ổn định, là động vật hằng nhiệt.
1.những đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay:
Thân hình thoi (giảm sức cản không khí khi bay), chi trước biến thành cánh (quạt gió, cản không khí khi hạ cánh), lồng ống có các sợi lông làm thành phiến mỏng (giúp cho cánh chim khi (lang ra tạo nên một diện tích rộng), mỏ sừng (làm cho đầu nhẹ).
4.
VAI TRÒ CỦA CHIM
Chim ăn các loại sâu bọ và gặm nhấm làm hại nông, lâm nghiệp và gây bệnh dịch cho con người. Chim được chăn nuôi (gia cầm) cung cấp thực phẩm, làm cảnh. Chim cho lông (vịt, ngan ngỗng) làm chăn, đệm hoặc làm đồ trang trí (lông đà điểu). Chim được huấn luyện đế săn mồi (cốc đế, chim ưng, đại bàng), chim phục vụ du lịch, săn bắt (vịt trời, ngỗng trời, gà gô...)
4.
Đặc điểm chung của lớp Chim:
Mành có lông vũ bao phủ, chi trước biến đổi thành cánh, có mỏ sừng, phổi có mạng ống khí và có túi khí tham gia vào hô hấp, tim có 4 ngăn, máu nuôi cơ thể là máu tươi, là động vật hằng nhiệt. Trứng lớn có vỏ đá vôi, được ấp nở ra con nhờ thân nhiệt của chim bố mẹ.
7.những đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với đời sống ở nước:
— Đầu dẹp, nhọn, khớp với thân thành một khối thuôn nhọn về phía trước.
— Da trần, phu chất nhầy và ẩm, dễ thấm khí.
— Các chi sau có màng bơi căng giữa các ngón (giống chân vịt).
7.những đặc điểm cấu tạo ngoài chứng tỏ ếch cũng thích nghi với đời sống ở cạn:
- Mắt và lỗ mũi nằm ở vị trí cao trên đầu (mũi ếch thông với khoang miệng và phổi vừa để ngửi vừa để thở).
- Mắt có mi giữ nước mắt do tuyến lệ tiết ra, tai có màng nhĩ
- Chi năm phần có ngón chia đốt, linh hoạt.
8.
đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn thích nghi với đời sống hoàn toàn ở cạn.
- Da khô, có vảy sừng bao bọc → giảm sự thoát hơi nước.
- Cổ dài → phát huy được các giác quan nằm trên đầu
- Mắt có mi cử động, có nước mắt → bảo vệ mắt và giữ cho mắt không bị khô.
- Màng nhĩ nằm trong 1 hốc nhỏ bên đầu → bảo vệ màng nhĩ và hướng các dao động âm thanh vào màng nhĩ.
- Thân dài, đuôi rất → động lực chính của sự di chuyển.
- Bàn chân có 5 ngón có vuốt → tham gia di chuyển trên cạn.
9. vì lớp thú có những đặc điểm sau :
+ Hệ hô hấp: - Gồm khí quản, phế quản và phổi.
- Phổi có nhiều túi phổi nhỏ(phế nang) với mạng mao mạch dày đặc bao quanh làm tăng diện tích trao đổi khí.
- Sự thông khí ở phổi thực hiện được nhờ sự co giãn của cơ liên sườn và cơ hoành.
* Hệ tuần hoàn: - Tim 4 ngăn cộng hệ mạch tạo thành 2 vòng tuần hoàn.
- Máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi đảm bảo sự trao đổi chất mạnh.
- Thỏ là động vật hằng nhiệt.
* Hệ thần kinh: - Ở thỏ các phần của não, đặc biệt là bán cầu não và tiểu não phát triển.
- Bán cầu não là trung ương của các phản xạ phức tạp
- Tiểu não phát triển liên quan đến các cử động phức tạp ở thỏ.
* Hệ bài tiết: Thận sau cấu tạo phức tạp phù hợp với chức năng trao đổi chất.
10.- Bộ Ăn sâu bọ: các răng đều nhọn.
- Bộ Gặm nhâm: răng cứa lớn, có khoảng trống hàm.
- Bộ Ăn thịt: răng nanh dài nhọn, răng hàm dẹp bền và sắc.
11.
so sánh hệ tuần hoàncủa cá , lưỡng cư, bò sát và chim
Cá |
Lưỡng cư |
Bò sát |
Chim |
Tim có 2 ngăn: 1 tâm nhĩ và 1 tâm thất |
Tim có 3 ngăn: 2 tâm nhĩ và 1 tâm thất |
Tim có 3 ngăn: 2 tâm nhĩ và 1 tâm thất song tâm thất đã có vách hụt |
Tim có 4 ngăn: 2 tâm nhĩ và 2 tâm thất
|
- Có 1 vòng tuần hoàn. - Máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ thẫm.
- Nhịp tim : 20 lần /1 phút |
- Có 2 vòng tuần hoàn. - Máu pha đi nuôi cơ thể
- Nhịp tim : 50 lần / phút |
- Có 2 vòng tuần hoàn. - Máu pha đi nuôi cơ thể nhưng chứa nhiều oxi hơn ếch
|
- Có 2 vòng tuần hoàn - Máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi giàu oxi
- Nhịp tim : 200-300 lần / phút |
Câu 1: Trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của bồ câu thích nghi với đời sống bay lượn.
- Thân: hình thoi -> giảm sức cản không khí khi bay.
- Chi trước: cánh chim -> cản không khí khi hạ cánh.
-Chi sau: 3 ngón trước, 1 ngón sau, có vuốt -> giúp bám chặt vào cành khi hạ cánh.
- Lông ống: Có các sợi dây lông làm thành phiến mỏng -> làm tăng diện tích của cánh.
- Lông tơ: Có các sợi lông mảnh làm thành chùm lông xốp -> giữ nhiệt, làm cơ thể nhẹ.
- Mỏ: Mỏ sừng bao lấy hàm không có răng -> Làm đầu chim nhẹ.
- Cổ: dài, khớp với thân -> phát huy tác dụng giác quan, bắt mồi và rỉa lông.
Tick mk vs nha :)))
Câu 2: Trình bày đặc điểm chung của lớp thú
- Có hiện tượng thai sinh và nuôi con bằng sữa mẹ.
- Có bộ lông mao bao phủ cơ thể.
- Có bộ răng phân hóa thành răng cửa, răng nanh và răng hàm.
- Tim 4 ngăn, 2 vòng tuần hoàn.
- Bộ não phát triển.
- Là động vật hằng nhiệt
Chúc bạn hk tốt nha :))
Câu 4: Đặc điểm của lớp chim và vai trò của lớp chim
Đặc điểm của lớp chim
- Là động vật có xương sống thích nghi vs đời sống bay lượn.
- Minh có lông vũ bao phủ.
- Chi trước biến thành cánh
- Có mỏ sừng
- Phổi có mạng ống khí, túi khí tham gia hô hấp
- Tim có 4 ngăn, máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi
- Trứng có vỏ đá vôi, đc ấp thờ thân nhiệt của bố mẹ
- Là động vật hằng nhiệt
Vai trò của lớp chim:
- Lợi ích:
+ Ăn sâu bọ và gặm nhấm làm hại nông nghiệp
+ Cung cấp thực phẩm
+ Làm đồ trang sức, làm cảnh
+ Huấn luyện săn mồi , du lịch
+ Giúp phát tán cây rừng
- Tác hại: Ăn hạt, ăn quả, là động vật truyền bệnh trung gian.
Chúc bạn học tốt :))
Câu 7: Đặc điểm cấu tạo ngoài cuả ếch vừa thích nghi với đời sống trên cạn và dưới nước
- Ở nước: + Đầu dẹp, nhọn, khớp vs thân thành một khối thuôn nhọn -> giảm sức cản ở nước + Da trần phủ chất nhầy và dễ thấm khí -> giảm ma sát và hô hấp + Chi sau có màng bơi -> bơi - Ở cạn: + Mắt có mi, tai có màng nhĩ -> bảo vệ mắt không bị khô nghe được âm thanh ở cạn + Chi năm phần có ngón chia đốt -> di chuyển trên cạn + Thở bằng phổi
Câu 8: Trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn thích nghi hoàn toàn với đời sống trên cạn
- Da khô, có vảy sừng bao bọc -> giảm sự thoát hơi nước
- Cổ dài -> dễ bắt mồi, phát huy các giác quan trên đầu
- Mắt có mi cử động, có nước mắt -> bảo vệ màng mắt và giúp mắt không bị khô
- Màng nhĩ nằm trong một hốc trên đầu -> bảo vệ màng nhĩ, hướng âm thanh
- Thân dài, đuôi rất dài -> động lực chính của sự di chuyển.
- Bàn chân có năm ngón có vuốt -> di chuyển trên cạn.
Chúc bạn học tốt, tick mk vs nha :))