Bài 14: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Oanh Candy

Câu 1: Thực trạng về rác thải của nước ta và thế giới ngày nay ?

Câu 2: Hậu quả của tình trạng ô nhiễm rác thải ?

Câu 3: Những giải pháp khắc phục thực trạng ô nhiễm do rác thải hiện nay ?

Trần My
17 tháng 7 2017 lúc 20:35

Câu 3: Cách khắc phục:
Người dân nâng cao ý thức về bảo vệ môi trường, vứt rác đúng nơi quy định, không xả rác bừa bãi. Giáo dục, nâng cao nhận thức cho các bé về bảo vệ môi trường. Ngoài ra, nên hạn chế sử dụng các hóa chất tẩy rửa khi xử lý nghẹt cống thoát nước, vì như thế sẽ vô tình đưa vào môi trường một chất thải nguy hại mới, đồng thời cũng làm nguồn nước bị nhiễm độc. Thay vào đó, hãy áp dụng cách xử lý ống thoát nước bị tắc bằng vi sinh.

Nhà nước tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường, trong đó có những chế tài xử phạt phải thực sự mạnh để đủ sức răn đe các đối tượng vi phạm. Bên cạnh đó, cần xây dựng đồng bộ hệ thống quản lý môi trường trong các nhà máy, các khu công nghiệp theo các tiêu chuẩn quốc tế. Tổ chức giám sát chặc chẽ nhằm hướng tới một môi trường tốt đẹp hơn. Tại các khu du lịch, khu đông dân cư, tuyến đường lớn,... nên bổ sung thêm nhiều thùng rác và các nhà vệ sinh công cộng. Tăng cường công tác nắm tình hình, thanh tra, giám sát về môi trường. Nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ phụ trách công tác môi trường và trang bị các phương tiện kỹ thuật hiện đại để phục vụ có hiệu quả cho các lực lượng này. Cuối cùng, phải đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục về môi trường trong toàn xã hội tạo ra sự chuyển biến và nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường. Tóm lại, tình trạng ô nhiễm môi trường ở Việt Nam tuy nghiêm trọng nhưng vẫn còn có thể cứu vãn nếu mỗi người dân biết góp sức của mình, chung tay bảo vệ môi trường. Hãy hô vang khẩu hiệu "Vì môi trường xanh - sạch - đẹp" và cũng là vì cuộc sống của chính chúng ta cũng như các thế hệ sau... P/s: Có j bn tham khảo ở ây: Thực trạng ô nhiễm môi trường ở Việt Nam và các giải pháp khắc phục :)
Nguyễn Mậu Duyên
17 tháng 7 2017 lúc 21:35

Câu 1:+ Thực trạng về rác thải của nước ta

-Tốc độ phát sinh rác thải ở nước ta cực nhanh ở cả nông thôn lẫn thành thị. Cùng với mức sống của người dân ngày càng cao và công cuộc công nghiệp hóa ngày càng phát triển, rác thải cũng từ đó được tạo ra ngày càng nhiều với những thành phần ngày càng phức tạp. Xử lí rác thải đang trở thành một vấn đề nóng ở các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

+ Thực trạng về rác thải trên thế giới

-Thế giới đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng rác thải ngày càng nghiêm trọng, tạo áp lực tài chính cũng như môi trường cho các quốc gia trên toàn thế giới. Ước tính đến năm 2025, tổng khối lượng rác thải ở thành thị sẽ là 2,2 tỷ tấn/năm, tăng 70% so với mức 1,3 tỷ tấn/năm hiện nay trong khi chi phí xử lí rác thải dự kiến lên đến 375 tỷ USD/năm so với mức 205 tỷ USD/năm ở thời điểm hiện tại. Những số liệu trên như một hồi chuông cảnh tỉnh về cuộc khủng hoảng rác thải trong tương lai trong bối cảnh chất lượng sống đô thị đang ngày càng được cải thiện và tình trạng bùng nổ dân số gia tăng.

Câu 2:

- Làm mất mỹ quan.

- Tạo cơ hội cho cấc loài nấm, vi sinh vật và côn trùng có hại phát triển.

- Rác thải gây ra mùi hôi thối, phát triển vi sinh vật làm ô nhiễm các môi trường không khí, nước, đất ảnh hưởng đến sức khỏe con người và đời sống sinh hoạt của họ.

- Thu hút và phát sinh, phát triển các loài chuột, gián, muỗi và các loại vi trùng gây bệnh truyền nhiễm cho con người.

- Gánh nặng tài chính cho các quốc gia trên toàn thế giới.

...

Câu 3: Một số giải pháp khắc phục thực trang ô nhiễm do rác thải hiện nay

- Vận động mọi người bỏ thói xấu vứt rác bừa bãi

- Tăng cường giáo dục trẻ em từ vỡ lòng

- Áp dụng hình phạt khắc khe đối với các cá nhân hay doanh nghiệp không tuân thủ quy định trong việc xử lí rác thải.

...

- Thiết lập nhiều thùng rác công cộng thường xuyên đi thu gom rác tránh để lâu phát sinh ô nhiễm môi trường.

Trần My
17 tháng 7 2017 lúc 20:12

Câu 1: Hiện nay, vấn đề ô nhiễm môi trường đang là chủ đề nóng trên các mặt báo và nhận được rất nhiều sự quan tâm của người dân. Trong đó, đặc biệt là vấn đề ô nhiễm nguồn nước ở Việt Nam đã và đang ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn. Thông qua các phương tiện truyền thông, chúng ta có thể dễ dàng thấy được các hình ảnh, cũng như các bài báo phản ánh về thực trạng môi trường hiện nay. Mặc dù các ban ngành, đoàn thể ra sức kêu gọi bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước,... nhưng có vẻ là chưa đủ để cải thiện tình trạng ô nhiễm ngày càng trở nên trầm trọng hơn.

Tình trạng quy hoạch các khu đô thị chưa gắn liền với vấn đề xử lý chất thải, xử lý nước thải,... vẫn còn tồn đọng nên tại các thành phố lớn, các khu công nghiệp, khu đô thị,... ô nhiễm môi trường đang ở mức báo động. Theo ước tính, trong tổng số 183 khu công nghiệp trong cả nước thì có trên 60% khu công nghiệp chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Tại các đô thị, chỉ có khoảng 60% - 70% chất thải rắn được thu gom, cơ sở hạ tầng thoát nước và xử lý nước thải, chất thải nên chưa thể đáp ứng được các yêu cầu về bảo vệ môi trường. Hầu hết lượng nước thải bị nhiễm dầu mỡ, hóa chất tẩy rửa, hóa phẩm nhuộm,... chưa được xử lý đều đổ thẳng ra các sông, hồ tự nhiên. Một ví dụ đã từng được dư luận quan tâm thì trường hợp sông Thị Vải bị ô nhiễm bởi hóa chất thải ra từ nhà máy của công ty bột ngọt Vedan suốt 14 năm liền...

Trần My
17 tháng 7 2017 lúc 20:29

Câu 2: Hậu quả:

* Nguồn nước:

Rác thải ảnh hưởng rất lớn đến nguồn nước. Rác thải là những chất thải liên quan đến những hoạt động của con người, nguồn tạo thành chủ yếu từ các khu dân cư, cơ quan, trường học, bệnh viện, các trung tâm dịch vụ và thương mại, . Các loại chất thải như kim loại, sành sứ, đất, gạch ngói vỡ, đá, cao su,nhựa, thực phẩm dư thừa hoặc hết hạn sử dụng, xương động vật, lông gà vịt, rơm, rạ, xác động vật, vỏ rau quả…được đổ trực tiếp xuống sông hồ không những gây ô nhiễm trên bề mặt mà còn ô nhiễm cả mạch nước ngầm.

Trong điều kiện thời tiết nắng nóng thì rác thải sẽ dễ phân hủy và tạo ra những mùi rất khó chịu gây ô nhiễm môi trường. Còn khi trời mưa thì rác thải sẽ theo dòng chảy chảy đi gây ô nhiễm bề mặt nước. Thông thường, rác thải sẽ mạng các loại vi sinh vật, chất hữu cơ, kim loại nặng đưa vào môi trường gây ô nhiễm môi trường. Một điều đáng chú ý là những chất này sẽ ngấm vào nước sinh hoạt hoặc nước canh tác, từ đó sẽ tích lũy dần và gây nhiều bênh nguy hiểm cho con người và động vật.
Hiện nay, có rất nhiều con sông bị ô nhiễm do chất thải mà con người vẫn đang phải sống chung với nó, vẫn phải dùng nước ô nhiễm để sinh hoạt và nấu nướng. Sử dụng nguồn nước đã bị ô nhiễm lâu dần sẽ rất có hại cho sức khỏe và từ đó những căn bệnh nguy hiểm sẽ tìm đến với con người, điều đó giải thích vì sao những làng ung thư xuất hiện ngày càng nhiều hơn, nguyên nhân cũng chủ yếu là do sử dụng nước không đảm bảo chất lượng.

*Tác hại của rác thải sinh hoạt:

- Các vật dụng khó phân huỷ không dùng được nữa mà thải bừa bãi ra xung quanh thì môi trường ngày càng chứa nhiều loại vật gây chật chội, mất vệ sinh và mất mỹ quan, tạo cơ hội cho các loài nấm và vi khuẩn, côn trùng độc hại phát triển gây độc hại cho con người.

- Tác động của rác thải đến sức khỏe cộng đồng: Trong thành phần rác thải sinh hoạt, thông thường hàm lượng hữu cơ chiếm tỷ lệ lớn. Các loại rác hữu cơ dễ phân huỷ gây hôi thối, phát triển vi khuẩn làm ô nhiễm môi trường không khí, nước, đất, làm mất vệ sinh môi trường và ảnh hưởng tới đời sống mọi người. Khu tập trung rác hữu cơ là nơi thu hút, phát sinh và phát triển chuột, ruồi, muỗi, gián và các loại vi trùng gây nhiều chứng bệnh truyền nhiễm cho con người, vật nuôi trong gia đình và lây lan gây thiệt hại lớn; nước thải từ bãi rác đôộ hại nếu thải ra nguồn nước gây ô nhiễm lây lan.

- Rác thải không được thu gom, tồn đọng trong không khí, lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ con người sống xung quanh. Những người tiếp xúc thường xuyên với rác như những người làm công việc thu nhặt các phế liệu từ bãi rác dễ mắc các bệnh như viêm phổi, sốt rét, các bệnh về mắt, tai, mũi họng, ngoài da, phụ khoa. Hàng năm, theo tổ chức Y tế thế giới, trên thế giới có 5 triệu người chết và có gần 40 triệu trẻ em mắc các bệnh có liên quan tới rác thải. Nhiều tài liệu trong nước và quốc tế cho thấy, những xác động vật bị thối rữa trong hơi thối có chất amin và các chất dẫn xuất sufua hyđro hình thành từ sự phân huỷ rác thải kích thích sự hô hấp của con người, kích thích nhịp tim đập nhanh gây ảnh hưởng xấu đối với những người mắc bệnh tim mạch.

- Các bãi rác công cộng là những nguồn mang dịch bệnh. Các kết quả nghiên cứu cho thấy rằng: Trong các bãi rác, vi khuẩn thương hàn có thể tồn tại trong 15 ngày, vi khuẩn lỵ là 40 ngày, trứng giun đũa là 300 ngày. Các loại vi trùng gây bệnh thực sự phát huy tác dụng khi có các vật chủ trung gian gây bệnh tồn tại trong các bãi rác như những ổ chứa chuột, ruồi, muỗi,…và nhiều loại ký sinh trùng gây bệnh cho người và gia súc, một số bệnh điển hình do các trung gian truyền bệnh như: chuột truyền bệnh dịch hạch, bệnh sốt vàng da do xoắn trùng, ruồi, gián truyền bệnh đường tiêu hoá, muỗi truyền bệnh sốt rét, sốt xuất huyết,…

- Ảnh hưởng đến môi trường không khí: Khí hậu nhiệt đới nóng ẩm và mưa nhiều ở nước ta là điều kiện thuận lợi cho các thành phần hữu cơ trong rác thải phân huỷ, thúc đẩy nhanh quá trình lên men, thối rữa và tạo nên mùi khó chịu cho con người. Các chất thải khí phát ra từ các quá trình này thường là H2S, NH3, CH4, SO2, CO2.

- Ảnh hưởng đến môi trường nước: Theo thói quen nhiều người thường đổ rác tại bờ sông, hồ, ao, cống rãnh. Lượng rác này sau khi bị phân huỷ sẽ tác động trực tiếp và gián tiếp đến chất lượng nước mặt, nước ngầm trong khu vực. Rác có thể bị cuốn trôi theo nước mưa xuống ao, hồ, sông, ngòi, kênh rạch, sẽ làm nguồn nước mặt ở đây bị nhiễm bẩn. Lâu dần những đống rác này sẽ làm giảm diện tích ao hồ, giảm khả năng tự làm sạch của nước gây cản trở các dòng chảy, tắc cống rãnh thoát nước. Hậu quả dẫn đến hệ sinh thái nước trong các ao hồ bị huỷ diệt.

- Ảnh hưởng đến môi trường đất: Trong thành phần rác thải có chứa nhiều các chất độc, khi rác thải được đưa vào môi trường và không được xử lý khoa học thì những chất độc xâm nhập vào đất sẽ tiêu diệt nhiều loài sinh vật có ích cho đất như: giun, vi sinh vật, nhiều loài động vật không xương sống, ếch nhái,…làm cho môi trường đất bị giảm tính đa dạng sinh học và phát sinh nhiều sâu bọ phá hoại cây trồng. Đặc biệt hiện nay sử dụng tràn lan các loại túi nilon trong sinh hoạt và đời sống, chúng cần tới 50 – 60 năm mới phân hủy trong đất. Do đó chúng tạo thành các bức tường ngăn cách trong đất hạn chế mạnh quá trình phân hủy, tổng hợp các chất dinh dưỡng, làm cho đất giảm độ phì nhiêu, đất bị chua và năng suất cây trồng giảm sút.

- Ảnh hưởng đến cảnh quan: Rác thải sinh hoạt vứt bừa bãi, chất động lộn xộn, không thu gom, vận chuyển đến nơi xử lý,…để lại những hình ảnh làm ảnh hưởng rất đến vẻ mỹ quan.

* Tác hại của rác thải công nghiệp:

- Ðộ độc hại của các chất thải độc hại rất khác nhau. Có chất gây nguy hiểm cho con người như các chất cháy có điểm cháy thấp, các chất diệt côn trùng, các vật liệu clo hoá phân huỷ chậm, có chất gây tác động nhỏ hơn nhưng khối lượng của nó lại là vấn đề lớn như các chất thải hầm mỏ, xỉ, thạch cao phốt phát cũ hoặc các sệt hydroxyt khác. Chính những ý thức bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp còn rất thấp, nên có thể nói việc xử lý chất thải công nghiệp độc hại ở nước ta còn rất hạn chế.

- Theo các chuyên gia về môi trường, một số chất thải nguy hại như: chất phóng xạ, dầu nhờn, phốt pho, thuốc trừ sâu hay cả chất thải y tế,… nếu đem chôn lấp sẽ rất nguy hiểm cho con người. Chẳng hạn thuốc trừ sâu nếu đem chôn xuống đất sẽ lan trong đất, ngấm vào mạch nước ngầm. Người sử dụng nguồn nước này sẽ bị ung thư. Chất thải y tế, nhất là những bệnh phẩm có tính chất lây truyền, nếu đem chôn nó cũng sẽ gây tình trạng tương tự. Vì vậy yêu cầu bức thiết lúc này là cần phải có một quy trình, phương pháp xử lý chất thải nghiêm ngặt.

- Những chất thải có chứa những hoá chất không tương hợp có thể gây nổ, bắt cháy. Tiếp xúc với axít hoặc kiềm mạnh gây bỏng da. Da hấp thụ một số thuốc trừ sâu có thể gây ngộ độc cấp tính. Những thùng, hòm chứa chất thải hoá chất nếu không được xử lý, để bừa bãi vào nơi không được bảo vệ tốt có thể gây các tai nạn ngộ độc nghiêm trọng...

Bật lửa chính hãng
18 tháng 6 2019 lúc 14:21

Bạn có thể tham khảo tại đây: <a href="https://dienlanhdh.com/o-nhiem-moi-truong/">Vấn nạn ô nhiễm môi trường đang ảnh hưởng đến cuộc sống con người</a>


Các câu hỏi tương tự
Trần Mạnh
Xem chi tiết
Trần Mạnh
Xem chi tiết
Trần Mạnh
Xem chi tiết
fghfghf
Xem chi tiết
Tạ Thị Mai Anh
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Nguyễn Khau
Xem chi tiết
Đào Thanh Huyền
Xem chi tiết
nguyễn đức dũng
Xem chi tiết