Câu 1: Thế nào là rút gọn câu? Nêu cách dùng câu rút gọn?
Câu 2: Thế nào là câu đặc biệt? Nêu tác dụng của câu đặc biệt?
Câu 3: Phân biệt câu đặc biệt và câu rút gọn?
Câu 4: Trong những câu sau, câu nào là câu rút gọn? Những thành phần nào
của câu được rút gọn? Rút gọn câu như vậy để làm gì?
a. Người ta là hoa đất.
b. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
c. Nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng.
d. Tấc đất tấc vàng.
Câu 5: Hãy xác định câu đặc biệt và câu rút gọn trong đoạn văn sau:
“ - Ông lão ơi! Ông cần gì thế?
Ông lão chào con cá và bảo:
- Cá ơi! Giúp tôi với! Mụ vợ tôi nó mắng tôi và càu nhàu mãi làm tôi
không ở yên được. Mụ ấy đòi một cái máng lợn ăn mới. Máng nhà tôi đã
sứt mẻ rồi.
Con cá vàng trả lời:
- Ông lão ơi! Đừng băn khoăn nữa. Cứ về đi. Tôi sẽ giúp ông. Ông sẽ có
một cái máng mới.” (Ông lão đánh cá và con cá vàng)
Câu 6: Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 8 đến 10 câu) với chủ đề tự chọn trong
đó có sử dụng câu đặc biệt và câu rút gọn.
Câu 6:
Đã đi qua những ngày tết cổ truyền, tôi lại bước chân lên tàu và đi đến một miền đất xa xôi mà tôi đã chọn để học tập, tôi đi xa bà, xa ông, xa bạn bè, đặc biết nhất là xa quê hương. Ôi! Hai tiếng quê hương! Nhớ quê! Tôi chỉ biết khóc tôi thấy đâu đây vị ngọt ngào của nước mắt, chính quê hương đã ban cho tôi giọt nước mắt ngọt ngào đó, Ngày mai, tôi sẽ đi xa nơi đây đến phương trời kia không phải là phương trời quen thuộc như mỗi lần tôi nằm dưới bãi cỏ và ngắm nhìn bầu trời xanh kia. Đi! Thật xa gặp những con người mới ở xứ lạ. Tôi sẽ cố gắng học thật tốt dưới mảnh đất xa lạ ấy, quê hương tôi nằm ở đây trong con tim tôi đây này.
+ Câu rút gọn: chữ in đậm
+ Câu đặc biệt: chữ nghiêng
Chúc bạn học tốt!