câu 1 so sánh những điểm giống nhau và khác nhau về gai cấp ở xã hội phương đông và phương tây
câu 2 nhà nước văn lang được ra đời trong hoàn cảnh nào ? do ai đứng đầu và đóng đô ở đâu ? vẽ sơ đồ nhà nước văn lang
câu 3 các quốc gia cổ đại phương đông gồm nhưng nước nào ?
câu 4 nền kinh tế chính của các quốc gia cổ đại phương đông là
câu 5 nên kinh tế của các quốc gia cổ đại phương tây là
câu 6 đâu không phải là công trình nổi tiếng của các quốc gia cổ đại phương đông ? đâu không phải là các quốc gia cổ đại phương tây
câu 7 vẽ sơ đồ nhà nước âu lạc
Câu 1
Điểm giống nhau: Đều dựa vào kinh tế và quyền lực để phân chia giai cấp. Lấy ví dụ: Quyền lực của Vua là lớn nhất nên vua có đặc quyền về kinh tế, đặc quyền về lợi ích và do đó, Vua ở trên cao nhất trong sơ đồ giai cấp. Còn nông dân chỉ là những người lao động trên đất của Vua nên chỉ có những quyền lợi nhỏ hoặc không có, thậm chí còn chịu thiệt thòi.
Điểm khác biệt chính là ở phương Tây có sự xuất hiện của tầng lớp chủ nô và nô lệ. Phương Đông không xuất hiện giai cấp này do đặc thù lao động của họ
Câu 3
Các quốc gia cổ đại phương Đông
Ai Cập ,Lưỡng Hà, Ấn Độ ,Trung Quốc
Câu 4 +5
- Về kinh tế:
+ Phương Đông: Là nền kinh tế dựa chủ yếu vào nông nghiệp, có kết hợp với thủ công nghiệp nhỏ lẻ mang tính gia đình và buôn bán trao đổi đơn giản trong phạm vi hẹp.
+ Phương Tây: Nền kinh tế phát triển theo hướng thủ công nghiệp và thương mại là chính, mang tính "chuyên nghiệp".
Câu 7
câu 2
Vào khoảng các thế kỉ VIII - VII TCN, ở vùng đồng bằng ven các sông lớn thuộc Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ngày nay, đã dần dần hình thành những bộ lạc lớn, gần gũi nhau về tiếng nói và phương thức hoạt động kinh tế, sản xuất phát triển. Trong các chiềng, chạ, một số người giàu lên, được bầu làm người đứng đầu để trông coi mọi việc ; một số ít nghèo khổ, phải rơi vào cảnh nô tì. Mâu thuẫn giữa người giàu và người nghèo đã nảy sinh và ngày càng tăng thêm.
Việc mở rộng nghề nông trồng lúa nước ở vùng đồng bằng ven các con sông lớn gặp nhiều khó khăn.
Vì vậy, cần phải có người chỉ huy đứng ra tập hợp nhân dân các làng bản chống lại lụt lội, bảo vệ mùa màng.
Đất đai ở các vùng không giống nhau nên cuộc sống của người dân cũng khác nhau.
Các làng bản có giao lưu với nhau nhưng cũng có xung đột.
Xung đột không chỉ xảy ra giữa người Lạc Việt với các tộc người khác mà còn giữa các bộ lạc Lạc Việt với nhau, cần phải giải quyết các cuộc xung đột đó để sống yên ổn ổn. Nhà nước Văn Lang đã ra đời trong hoàn cảnh phức tạp nói trên.