Câu 1: Nhiệt phân hoàn toàn 10g muối cacbonat của kim laoij R (hóa trị II). Sau phản ứng thu được 5,6g một oxit và V (lít) khí ở đktc
a, Tính giá trị của V
b, Xác định kim loại M
Câu 2: Hòa tan 0,54g một kim loại R (có hóa trị III trong hợp chất) bằng 50 ml dung dịch HCl 2M. Sau phản ứng thu được 0,672 lít khí (ở đktc). Xác định kim loại R.
Câu 3: Hòa tan 21g một kim loại M hóa trị II trong dd H2SO4 loãng dư, người ta thu được 8,4 lít hiđro (đktc) và dung dịch A. Xác định kim loại M.
Câu 4: Cho 12g một kim loại hóa trị II tác dụng hết với dd H2SO4 loãng thu được 11,21 lít khí (đktc). Xác định kim loại hóa trị II?
1.
RCO3 -> RO + CO2
Áp dụng ĐLBTKL ta có:
mRCO3=mRO+mCO2
=>mCO2=10-5,6=4,4((g)\(\Leftrightarrow\)0,1(mol)
VCO2=22,4.0,1=2,24(lít)
Theo PTHH ta có:
nRCO3=nCO2=0,1(mol)
MRCO3=\(\dfrac{10}{0,1}=100\)
=>MR=100-60=40
=>R là Ca
4.
R + H2SO4 -> RSO4 + H2
nH2=0,5(mol)
Theo PTHH ta có:
nR=nH2=0,5(mol)
MR=\(\dfrac{12}{0,5}=24\)
=>R là Mg
3.
M + H2SO4 -> MSO4 + H2
nH2=0,375(mol)
Theo PTHH ta có:
nM=nH2=0,375(mol)
MM=\(\dfrac{21}{0,375}=56\)
=> M là Fe
2.
2R + 6HCl -> 2RCl3 + 3H2
nH2=0,03(mol)
nHCl=0,1(mol)
Vì 0,03.2<0,1 nên sau PƯ HCl dư
Theo PTHH ta có:
nR=\(\dfrac{2}{3}\)nH2=0,02(mol)
MR=\(\dfrac{0,54}{0,02}=27\)
=>R là Al