câu 1: nhân dân ta anh dũng kháng chiến chống pháp như thế nào? thái độ của triều đình huế trước sự xâm lược ra sao
Câu 2 : lập liên biểu những sự kiện chính trong cuộc kháng chiến chống pháp của nhân dân ta từ năm 1858 đến nay.
Câu 3: em có nhận xét gì về phong trào chống pháp cuối thế kỷ XIX
Câu 4: tình hình xã hội việt nam giữa thế kỉ XIX có đặc điểm gì nổi bật? để giải quyết tình hình trên cần làm gì?
Câu 1:
a) Nhân dân ta anh dũng kháng chiến chống pháp như thế nào?
* Tại Đà Nẵng, nhiều toán nghĩa binh nổi lên phối hợp chặt chẽ với quân triều đình để chống giặc.
* Tại Gia Định: năm 1859, khi Pháp đánh vào Gia Định phong trào kháng chiến của nhân dân càng sôi nổi.
- Ngày 10-12-1861, nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đã đốt cháy tàu Ét-phê-răng của Pháp trên sông Vàm Cỏ Đông tại địa phận thôn Nhật Tảo.
- Đặc biệt, cuộc khởi nghĩa do Trương Định lãnh đạo đã làm cho địch thất điên bát đảo.
+ Trương Định không những không hạ vũ khí theo lệnh của triều đình mà còn hoạt động ngày càng mạnh mẽ.
+ Tháng 2-1863, thực dân Pháp mở cuộc tấn công quy mô vào căn cứ Tân Hòa (Gò Công).
+ Sau khi Trương Định chết, Trương Quyền (con trai Trương Định) cùng một bộ phận của nghĩa quân chia thành các nhóm nhỏ tỏa đi xây dựng căn cứ khác. => Cuộc khởi nghĩa do Trương Định lãnh đạo đã làm cho địch lao đao, khốn đốn.
b) Thái độ của triều đình huế trước sự xâm lược ra sao ?
Triều đình Huế nhu nhược, thụ động, không kiên quyết phối hợp với nhân dân chống thực dân Pháp
Câu 2:
Câu 3:
- Mục đích: chống Pháp, chống triều đình phong kiến.
- Lãnh đạo: đều xuất thân từ các văn thân, sĩ phu, quan lại yêu nước.
- Lực lượng tham gia: đông đảo các tầng lớp nhân dân, nhất là nông dân (có cả đồng bào dân tộc thiểu số).
- Quy mô: diễn ra lẻ tẻ, mang tính địa phương, chưa phát triển thành cuộc kháng chiến toàn quốc
- Hình thức: đấu tranh vũ trang, ít chú trọng đến công tác tuyên truyền, đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng, chính trị,...
- Tính chất: do hệ tư tưởng phong kiến chi phối, mang tính “Cần Vương”
- Kết quả: Đều thất bại
- Ý nghĩa: Đây là phong trào kháng chiến mạnh mẽ, thể hiện truyền thống yêu nước và khí phách anh hùng của dân tộc, tiêu biểu cho cuộc kháng chiến tự vệ của nhân dân ta cuối thế kỉ XIX, hứa hẹn một năng lực chiến đấu dồi dào trong cuộc đương đầu với thực dân Pháp, để lại nhiều tấm gương và bài học kinh nghiệm qúy báu.
Câu 4:
a) Tình hình xã hội việt nam giữa thế kỉ XIX có đặc điểm gì nổi bật?
- Mục đích: chống Pháp, chống triều đình phong kiến.
- Lãnh đạo: đều xuất thân từ các văn thân, sĩ phu, quan lại yêu nước.
- Lực lượng tham gia: đông đảo các tầng lớp nhân dân, nhất là nông dân (có cả đồng bào dân tộc thiểu số).
- Quy mô: diễn ra lẻ tẻ, mang tính địa phương, chưa phát triển thành cuộc kháng chiến toàn quốc
- Hình thức: đấu tranh vũ trang, ít chú trọng đến công tác tuyên truyền, đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng, chính trị,...
- Tính chất: do hệ tư tưởng phong kiến chi phối, mang tính “Cần Vương”
- Kết quả: Đều thất bại
- Ý nghĩa: Đây là phong trào kháng chiến mạnh mẽ, thể hiện truyền thống yêu nước và khí phách anh hùng của dân tộc, tiêu biểu cho cuộc kháng chiến tự vệ của nhân dân ta cuối thế kỉ XIX, hứa hẹn một năng lực chiến đấu dồi dào trong cuộc đương đầu với thực dân Pháp, để lại nhiều tấm gương và bài học kinh nghiệm qúy báu.
Câu 4a (làm lại)
* Chính trị:
- Việt Nam vẫn là một quốc gia độc lập, có chủ quyền.
- Chế độ phong kiến đang có những biểu hiện khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng.
- Quân sự: lạc hậu.
- Đối ngoại: có những chính sách sai lầm, nhất là việc “cấm đạo”, đuổi giáo sĩ phương Tây.
* Kinh tế:
- Nông nghiệp: sa sút.
+ Công cuộc khai hoang vẫn được tiến hành, nhưng đất đai khai khẩn được lại rơi vào tay địa chủ, cường hào.
+ Nhà nước không quan tâm đến trị thủy.
+ Nạn mất mùa, đói kém xảy ra liên miên.
- Công thương nghiệp: đình đốn. Nhà nước thực hiện chính sách “bế quan tỏa cảng” khiến nước ta bị cô lập với thế giới bên ngoài.
* Xã hội:
- Hiện tượng dân lưu tán trở nên phổ biến.
- Nông dân đứng lên khởi nghĩa, chống triều đình ở khắp nơi.