Ôn tập lịch sử lớp 9

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Bùi Tuấn Minh

Câu 1: Nêu những sự kiện tiêu biểu trong CMT8, rút ra bài học và ý nghĩa lịch sử.

Câu 2: Nêu ý nghĩa Chiến dịch Biên giới thu - đông 1950 và Đại hội Đảng lần thứ II (1951).

Câu 3: Nêu những sự kiện chứng tỏ từ chiến thắng Biên giới thu đông 1950, cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta chuyển sang giai đoạn phát triển mới?

Thảo Phương
30 tháng 4 2020 lúc 11:48

Câu 1: Nêu những sự kiện tiêu biểu trong CMT8, rút ra bài học và ý nghĩa lịch sử.

Điều kiện bùng nổ cuộc cách mạng tháng 8 năm 1945

Khách quan:

– 15/8/1945: Nhật Bản tuyên bố đầu hàng Đồng minh không điều kiện.

– Quân Nhật ở Đông Dương rệu rã, chính phủ Trần Trọng Kim hoang mang.

– Quân Đồng minh chưa kịp tiến vào Đông Dương.

=> Thời cơ cách mạng xuất hiện, nhưng nguy cơ luôn đan xen.

Chủ quan:

– Tầng lớp trung gian đã ngả hẳn về phía cách mạng.

– Lực lượng cách mạng Việt Nam đã được chuẩn bị chu đáo trong 15 năm.

– Cách mạng Việt Nam có sự chuẩn bị đầy đủ về đường lối, phương pháp đấu tranh. Đảng tiên phong luôn sẵn sàng.

Đảng nhận thấy, đây chính là thời cơ “ngàn năm có một” và chỉ tồn tại trong khoảng nửa tháng.

Những nét chính trong cuộc cách mạng tháng 8 năm 1945:

Lệnh tổng khởi nghĩa:

– Ngày 13/8/1945: Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc được thành lập và ban bố “Quân lệnh số 1”, phát động Tổng khởi nghĩa trong cả nước.

– Từ 14/8 – 15/8/1945: Hội nghị toàn quốc của Đảng họp ở Tân Trào, quyết định tổng khởi nghĩa trong cả nước, giành lấy chính quyền trước khi quân Đồng minh vào.

– Từ 16/8 – 17/8/1945: Đại hội Quốc dân họp ở Tân Trào, tán thành chủ trương Tổng khởi nghĩa của Đảng, thông qua 10 chính sách của Việt Minh.

– 16/8/1945: Võ Nguyên Giáp chỉ huy một đơn vị Giải phóng quân tiến về giải phóng thị xã Thái Nguyên; mở đầu tổng khởi nghĩa.

Giành chính quyền ở Hà Nội:

– Từ sau đảo chính Nhật – Pháp, không khí cách mạng ngày càng sôi sục.

– Ngày 15/8/1945: Mệnh lệnh khởi nghĩa về tới Hà Nội, phong trào chuẩn bị khởi nghĩa rất khẩn trương với nhiều hình thức: diễn thuyết công khai, truyền đơn, biểu ngữ.

– Ngày 19/8/1945: Một cuộc biểu tình lớn ở quảng trường Nhà hát thành phố do Mặt trận Việt Minh tổ chức, kêu gọi nhân dân đứng lên dành chính quyền – Bài Tiến quân ca vang lên.

– Sau đó là cuộc biểu tình đánh chiếm các công sở của địch, cuộc khởi nghĩa ở Hà Nội đã thắng lợi.

– Ý nghĩa: Cổ vũ cả nước, làm kẻ thù hoang mang dao động.

Giành chính quyền trong cả nước:

– 14 – 18/8: Đã có 4 tỉnh giành được chính quyền: Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tỉnh, Quảng Nam.

– Dành chính quyền ở Huế (23/8), Sài Gòn (25/8).

– Từ 19 – 28/8: Đồng loạt các địa phương trong cả nước đứng lên giành chính quyền thắng lợi nhanh chóng và ít đổ máu.

+ Ngày 30/8: Vua Bảo Đại tuyên bố thoái vị.

+ Ngày 2/9/1945: Tại Quảng trường Ba Đình, Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Ý nghĩa lịch sử:

Chiến thắng của cuộc cách mạng tháng 8 năm 1945 đã:

– Mở ra kỉ nguyên mới: độc lập, tự do, nhân dân lao động lên nắm chính quyền, làm chủ đất nước…

– Đảng Cộng sản Đông Dương trở thành Đảng cầm quyền, chuẩn bị điều kiện cho những thắng lợi tiếp theo.

– Góp phần tiêu diệt chủ nghĩa phát xít. Cổ vũ các dân tộc thuộc địa đấu tranh tự giải phóng dân tộc.

Bài học kinh nghiệm:

– Phải có Đảng lãnh đạo với đường lối đúng đắn, giương cao ngọn cờ chống đế quốc, chống phong kiến.

– Xây dựng, tập hợp lực lượng trong mặt trận dân tộc thống nhất.

– Kết hợp nhiều hình thức và phương pháp đấu tranh.

Thảo Phương
30 tháng 4 2020 lúc 11:55

Câu 2: Nêu ý nghĩa Chiến dịch Biên giới thu - đông 1950 và Đại hội Đảng lần thứ II (1951)

Ý nghĩa của Chiến dịch Biên giới thu - đông 1950

- Giải phóng một vùng biên giới Việt - Trung từ Cao Bằng tới Đình Lập.

- Chọc thủng hành lang Đông - Tây của Pháp.

- Kế hoạch Rơve bị phá sản.

- Khai thông con đường liên lạc giữa Việt Nam với các nước xã hội chủ nghĩa.

- Chiến dịch Biên Giới đã chứng minh sự trưởng thành của Bộ đội ta qua 4 năm kháng chiến.

- Qua chiến dịch này ta đã giành được thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ.

- Mở ra bước phát triển mới trong cuộc kháng chiến.

Ý nghĩa của Đại hội Đảng lần thứ II (1951)

-Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng là một sự kiện lịch sử trọng đại, đánh dấu bước trưởng thành mới về tư tưởng, đường lối chính trị của Đảng,tăng cường sự lãnh đạo của Đảng với cuộc kháng chiến.

-Có ý nghĩa quyết định đối với thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp.

-Đại hội được gọi là “Đại hội kháng chiến thắng lợi“.

-Đảng từ bí mật trở lại hoạt động công khai với tên gọi Đảng Lao động Việt Nam, đáp ứng yêu cầu phát triển cách mạng.



Thảo Phương
30 tháng 4 2020 lúc 11:56

Câu 3: Nêu những sự kiện chứng tỏ từ chiến thắng Biên giới thu đông 1950, cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta chuyển sang giai đoạn phát triển mới?

- Với chiến thắng Biên giới thu – đông năm 1950, quân đội ta giành thế chủ động trên chiến trường chính (Bắc Bộ), mở ra bước phát triển mới cho cuộc kháng chiến từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.

- Sau thất bại ở chiến dịch Biên giới, thực dân Pháp đẩy mạnh chiến tranh, đồng thời Mĩ ngày càng can thiệp sâu hơn.

- Giai đoạn này lực lượng kháng chiến của ta không ngừng trưởng thành về mọi mặt, quân dân ta đã giành nhiều thắng lợi to lớn và toàn diện, tiếp tục giữ vững quyền chủ động trên chiến trường. Biểu hiện:

* Thứ nhất, về chính trị:

- Từ ngày 11 đến 19-2-1951, Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dương họp tại Chiêm Hóa - Tuyên Quang. Đại hội đánh dấu bước phát triển mới trong quá trình lãnh đạo và trưởng thành của Đảng, có ý nghĩa quyết định đối với thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp vì thế được gọi là “Đại hội kháng chiến thắng lợi”.

- Ngày 3-3-1951, thống nhất Việt Minh và Hội Liên Việt thành Mặt trận Liên hiệp quốc dân Việt Nam (Liên Việt).

- Ngày 11-3-1951, Liên minh nhân dân Việt - Miên - Lào được thành lập để tăng cường khối đoàn kết của ba nước Đông Dương.

* Thứ hai, về kinh tế:

- Năm 1952, Cuộc vận động lao động sản xuất và thực hành tiết kiệm đã lôi cuốn toàn dân tham gia tạo nên một khối lượng sản phẩm lớn.

- Để bồi dưỡng sức dân, từ tháng 4-1953 đến tháng 7-1954, đã thực hiện được 5 đợt giảm tô, 1 đợt cải cách rộng đất.

* Thứ ba, về văn hóa, giáo dục, y tế: có những thành tích đáng kể, có tính quần chúng rộng lớn, góp phần tạo thêm sức mạnh cho cuộc kháng chiến.

* Thứ tư, về quân sự:

- Từ cuối năm 1950 đến giữa năm 1951, ta liên tiếp mở các chiến dịch:

+ Chiến dịch trung du và đồng bằng Bắc Bộ bao gồm các chiến dịch nhỏ:

Chiến dịch Trần Hưng Đạo (Chiến dịch trung du).

Chiến dịch Hoàng Hoa Thám (chiến dịch Đường số 18).

Chiến dịch Quang Trung (chiến dịch Hà - Nam - Ninh).

+ Trong đông xuân 1951 - 1952, ta mở chiến dịch phản công và tiến công địch ở Hòa Bình.

+ Chiến dịch Tây Bắc thu - đông năm 1952.

+ Chiến dịch Thượng Lào xuân - hè năm 1953.

- Các chiến dịch quân sự trong giai đoạn 1951 - 1953 đã đẩy địch lùi sâu và thế bị động đối phó, giữ vững quyền chủ động chiến lược trên chiến trường chính Bắc Bộ, tạo thế và lực mới cho những thắng lợi quyết định của cuộc kháng chiến.

=> Những sự kiện trên chứng tỏ từ chiến thắng Biên giới thu - đông 1950, cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta chuyển sang giai đoạn phát triển mới.



Phúc
30 tháng 4 2020 lúc 12:01

Câu 3: Nêu những sự kiện chứng tỏ từ chiến thắng Biên giới thu đông 1950, cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta chuyển sang giai đoạn phát triển mới?

- Với chiến thắng Biên giới thu – đông năm 1950, quân đội ta giành thế chủ động trên chiến trường chính (Bắc Bộ), mở ra bước phát triển mới cho cuộc kháng chiến từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.

- Sau thất bại ở chiến dịch Biên giới, thực dân Pháp đẩy mạnh chiến tranh, đồng thời Mĩ ngày càng can thiệp sâu hơn.

- Giai đoạn này lực lượng kháng chiến của ta không ngừng trưởng thành về mọi mặt, quân dân ta đã giành nhiều thắng lợi to lớn và toàn diện, tiếp tục giữ vững quyền chủ động trên chiến trường. Biểu hiện:

* Thứ nhất, về chính trị:

- Từ ngày 11 đến 19-2-1951, Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dương họp tại Chiêm Hóa - Tuyên Quang. Đại hội đánh dấu bước phát triển mới trong quá trình lãnh đạo và trưởng thành của Đảng, có ý nghĩa quyết định đối với thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp vì thế được gọi là “Đại hội kháng chiến thắng lợi”.

- Ngày 3-3-1951, thống nhất Việt Minh và Hội Liên Việt thành Mặt trận Liên hiệp quốc dân Việt Nam (Liên Việt).

- Ngày 11-3-1951, Liên minh nhân dân Việt - Miên - Lào được thành lập để tăng cường khối đoàn kết của ba nước Đông Dương.

* Thứ hai, về kinh tế:

- Năm 1952, Cuộc vận động lao động sản xuất và thực hành tiết kiệm đã lôi cuốn toàn dân tham gia tạo nên một khối lượng sản phẩm lớn.

- Để bồi dưỡng sức dân, từ tháng 4-1953 đến tháng 7-1954, đã thực hiện được 5 đợt giảm tô, 1 đợt cải cách rộng đất.

* Thứ ba, về văn hóa, giáo dục, y tế: có những thành tích đáng kể, có tính quần chúng rộng lớn, góp phần tạo thêm sức mạnh cho cuộc kháng chiến.

* Thứ tư, về quân sự:

- Từ cuối năm 1950 đến giữa năm 1951, ta liên tiếp mở các chiến dịch:

+ Chiến dịch trung du và đồng bằng Bắc Bộ bao gồm các chiến dịch nhỏ:

● Chiến dịch Trần Hưng Đạo (Chiến dịch trung du).

Chiến dịch Hoàng Hoa Thám (chiến dịch Đường số 18).

Chiến dịch Quang Trung (chiến dịch Hà - Nam - Ninh).

+ Trong đông xuân 1951 - 1952, ta mở chiến dịch phản công và tiến công địch ở Hòa Bình.

+ Chiến dịch Tây Bắc thu - đông năm 1952.

+ Chiến dịch Thượng Lào xuân - hè năm 1953.

- Các chiến dịch quân sự trong giai đoạn 1951 - 1953 đã đẩy địch lùi sâu và thế bị động đối phó, giữ vững quyền chủ động chiến lược trên chiến trường chính Bắc Bộ, tạo thế và lực mới cho những thắng lợi quyết định của cuộc kháng chiến.

=> Những sự kiện trên chứng tỏ từ chiến thắng Biên giới thu - đông 1950, cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta chuyển sang giai đoạn phát triển mới.


Các câu hỏi tương tự
Cold Rain
Xem chi tiết
Huy Nguyen
Xem chi tiết
Phúc Nguyễn
Xem chi tiết
Huong Dieu
Xem chi tiết
Kurou Nguyễn
Xem chi tiết
Phúc Nguyễn
Xem chi tiết
Phúc Nguyễn
Xem chi tiết
Đặng Thị Phương Anh
Xem chi tiết
Dream Lily
Xem chi tiết