Câu 1. Nêu những biện pháp nghệ thuật đặc sắc trong văn bản :"Hai cây phong" ?
Câu 2 :Em có nhận xét gì tính cách của nhân vật chị Dậu qua đoạn trích " Tức nước vỡ bờ" (Trích - tắt đèn)
Câu 3 : Viết đoạn văn trình bày cảm nhận về một tác phẩm đã học mà em thích nhất
Câu 4.Nêu những biện pháp nghệ thuật đặc sắc trong đoạn trích :" Cô bé bán diêm"?
Câu 5 . Em có nhận xét gì về hoàn cảnh và những phẩm chất đáng quý của Lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên?
ĐC CÂU NÀO THÌ TL GIÚP MK CÂU ĐÓ NHAK
Câu 1: Những biện pháp nghệ thuật đặc sắc trong văn bản "Hai cây phong" là:
- Miêu tả + Tự sự + Biểu cảm lồng ghép phù hợp.
- Lồng ghép 2 ngôi kể đặc sắc.
- Nhân hóa, so sánh đắt giá.
Câu 2: Nhận xét tính cách của nhân vật chị Dậu trong đoạn trích "Tức nước vỡ bờ"
Đoạn trích ” tức nước vỡ bờ” được trích trong chương XVIII của tác phẩm “Tắt đèn” . Đoạn trích đã vạch rõ bộ mặt xấu xa tàn ác của bọn xã hội thực dân phong kiến đương thời – xã hội đã đẩy người nông dân lương thiện vào cảnh vô cùng cực khổ bế tắc khiến họ phải liều mạng cự lại, đồng thời đoạn trích còn cho thấy vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ nông dân Việt Nam cần cù lao động, giàu tình thương yêu chồng, thương con, dũng cảm chống lại bọn cường hào. Đoạn trích còn phản ánh một quy luật sống ở đời. Ở đâu có áp bức, ở đó có đấu tranh.
Trong truyện, chị Dậu là một người nông dân nghèo khổ, mộc mạc, hiền dịu đầy lòng vị tha và đức hi sinh cao cả. Trong những ngày sưu thế ngột ngạt, tai nạn luôn lảng vảng, rình rập xung quanh những gia đình nghèo thiếu thuế. Trong lúc nước sôi lửa bỏng chị một mình cái thân xơ xác đôn đáo chạy vạy ngược xuôi để lo xuất sưu cho chồng, cho chú Hợi- em trai chồng, chị đành phải đứt ruột bán cái Tí, đứa con đầu lòng 7 tuổi bán đàn chó chưa mở mắt cùng một gánh khoai mà cũng chưa đủ tiền nộp sưu, chồng chị vẫn bị đánh trói. Anh Dậu được khiêng về nhà rũ rượi như một cái xác chết. Chị đã nấu cháo, quạt cho nguội rồi đi rón rén bưng cháo cho chồng, ngồi xem chồng có ăn ngon miệng không? Qua đó, ta thấy chị Dậu là người phụ nữ Việt Nam đảm đang, dịu dàng, chu đáo, tháo vát, chịu thương, chịu khó, tần tảo, tận tụy, là người phụ nữ giàu tình yêu thương chồng con hết mực.
Câu 4: Nêu những biện pháp nghệ thuật đặc sắc trong đoạn trích :" Cô bé bán diêm"?
- Miêu tả rõ nét cảnh ngộ và nỗi khổ cực của em bé bằng những chi tiết, hình ảnh đối lập.
- Sắp xếp trình tự sự việc nhằm khắc họa tâm lí em bé trong cảnh ngộ bất hạnh.
- Sáng tạo trong cách kể chuyện.
- Hiện thực đan xen với mộng tưởng.
Câu 5: Em có nhận xét gì về hoàn cảnh và những phẩm chất đáng quý của Lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên?
- Hoàn cảnh đáng thương, éo le, nghèo khổ, bị đẩy đến đường cùng đến mức phải tự tử.
- Phẩm chất:
+ Thương con hết mực, là một người cha tốt
+ Lương thiện, luôn tận tuỵ hi sinh vì con.
+ Sống có tình nghĩa, trái tim nhân hậu
+ Có lòng tự trọng sâu sắc, nhân cách cao thượng, thà chết chứ không muốn phạm vào tiền cho con, không làm điều xằng bậy.
Chúc bn hc tốt!
Câu 1: Những biện pháp nghệ thuật đặc sắc trong văn bản "Hai cây phong" là:
- Miêu tả + Tự sự + Biểu cảm lồng ghép phù hợp.
- Lồng ghép 2 ngôi kể đặc sắc.
- Nhân hóa, so sánh đắt giá.
Câu 2: Nhận xét tính cách của nhân vật chị Dậu trong đoạn trích "Tức nước vỡ bờ"
Đoạn trích ” tức nước vỡ bờ” được trích trong chương XVIII của tác phẩm “Tắt đèn” . Đoạn trích đã vạch rõ bộ mặt xấu xa tàn ác của bọn xã hội thực dân phong kiến đương thời – xã hội đã đẩy người nông dân lương thiện vào cảnh vô cùng cực khổ bế tắc khiến họ phải liều mạng cự lại, đồng thời đoạn trích còn cho thấy vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ nông dân Việt Nam cần cù lao động, giàu tình thương yêu chồng, thương con, dũng cảm chống lại bọn cường hào. Đoạn trích còn phản ánh một quy luật sống ở đời. Ở đâu có áp bức, ở đó có đấu tranh.
Trong truyện, chị Dậu là một người nông dân nghèo khổ, mộc mạc, hiền dịu đầy lòng vị tha và đức hi sinh cao cả. Trong những ngày sưu thế ngột ngạt, tai nạn luôn lảng vảng, rình rập xung quanh những gia đình nghèo thiếu thuế. Trong lúc nước sôi lửa bỏng chị một mình cái thân xơ xác đôn đáo chạy vạy ngược xuôi để lo xuất sưu cho chồng, cho chú Hợi- em trai chồng, chị đành phải đứt ruột bán cái Tí, đứa con đầu lòng 7 tuổi bán đàn chó chưa mở mắt cùng một gánh khoai mà cũng chưa đủ tiền nộp sưu, chồng chị vẫn bị đánh trói. Anh Dậu được khiêng về nhà rũ rượi như một cái xác chết. Chị đã nấu cháo, quạt cho nguội rồi đi rón rén bưng cháo cho chồng, ngồi xem chồng có ăn ngon miệng không? Qua đó, ta thấy chị Dậu là người phụ nữ Việt Nam đảm đang, dịu dàng, chu đáo, tháo vát, chịu thương, chịu khó, tần tảo, tận tụy, là người phụ nữ giàu tình yêu thương chồng con hết mực.
Câu 4: Nêu những biện pháp nghệ thuật đặc sắc trong đoạn trích :" Cô bé bán diêm"?
- Miêu tả rõ nét cảnh ngộ và nỗi khổ cực của em bé bằng những chi tiết, hình ảnh đối lập.
- Sắp xếp trình tự sự việc nhằm khắc họa tâm lí em bé trong cảnh ngộ bất hạnh.
- Sáng tạo trong cách kể chuyện.
- Hiện thực đan xen với mộng tưởng.
Câu 5: Em có nhận xét gì về hoàn cảnh và những phẩm chất đáng quý của Lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên?
- Hoàn cảnh đáng thương, éo le, nghèo khổ, bị đẩy đến đường cùng đến mức phải tự tử.
- Phẩm chất:
+ Thương con hết mực, là một người cha tốt
+ Lương thiện, luôn tận tuỵ hi sinh vì con.
+ Sống có tình nghĩa, trái tim nhân hậu
+ Có lòng tự trọng sâu sắc, nhân cách cao thượng, thà chết chứ không muốn phạm vào tiền cho con, không làm điều xằng bậy.