câu 1: môi trường sinh vật là gì ?có mấy loại . vì sao con người được xếp vào 1 nhóm nhân tố sinh thái riềng
câu 2; giới hạn sinh thái là gì . hãy vẽ sơ đồ mô tả giới hạn sinh thái của xương rồng xa mạc có giới hạn nhiệt độ từ 0độ đến 56độ trong đó điểm cực thuận là 32 độ
câu 3: ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống thực vật như thế nào
câu 4 ;nhiệt độ của môi trường có ảnh hưởng tới đặc điểm hình thái và sinh lý của sinh vật như thế nào
câu 5; các sinh vật cùng loài hỗ trợ hoặc cạnh tranh lẫn nhau trong những điều kiện nào
câu 6: hãy nêu các mối quan hệ khác loài
câu 7 quần thể sinh vật là gì . có những đặc trưng cơ bản nào
câu 8 ; vì sao quần thể người lại có 1 số đặc điểm đặc trung mà quần thể sinh vật khác không có . ý nghĩa của việc phát triển dân số hợp lý của mỗi quốc gia
câu 9: thế nào là 1 quần xã sinh vật . quần xã sinh vậ khác quần thể sinh vật như thế nào
10; hệ sinh thái là gì . lấy 1 ví dụ về lưới thức ăn và chỉ ra các thành phần trong đó
Câu 1:
Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật, bao sồm tất cả những gì bao quanh chúng.
Có bốn loại môi trường chủ yếu, đó là môi trường nước, môi trường trong đất, môi trường trên mặt đất - không khí (môi trường trên cạn) và môi trường sinh vật
Con người được tách ra thành 1 nhóm nhân tố sinh thái riêng vì hoạt động của con người khác với các sinh vật khác, con người có trí tuệ nên vừa khai thác tài nguyên thiên nhiên lại vừa cải tạo thiên nhiên
Câu 2:
Giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một nhân tổ sinh thái nhất định gọi là giới hạn sinh thái. Nằm ngoài giới hạn này sinh vật sẽ yếu dần và chết.
Câu 3:
Ánh sáng có ảnh hưởng tới hình thái và hoạt động sinh lí của cây. Cây có tính hướng sáng. Những cây mọc trong rừng có thân cao, thẳng; cành chỉ tập trung ở phần ngọn cây, các cành cây phía dưới sớm bị rụng. Đó là do có hiện tượng tỉa cành tự nhiên. Cây mọc ngoài sáng thường thấp và tán rộng. Ánh sáng còn ảnh hưởng tới hình thái của lá cây.
- Thực vật được chia thành hai nhóm khác nhau tuỳ theo khả năng thích nghi cùa chúng với các điều kiện chiếu sáng của môi trường:
+ Nhóm cây ưa sáng: bao gồm những cây sống nơi quang đãng.
- Nhóm cây ưa bóng: bao gồm những cây sổng nơi có ánh sáng yếu, ánh sáng tán xạ như cây sống dưới tán cùa cây khác, cây trồng làm cảnh đặt ở trong nhà...
- Ánh sáng ảnh hưởng nhiều tới hoạt động sinh lí của thực vật như hoạt động quang hợp, hô hấp... và khả năng hút nước của cây.
Câu 4:
Đa số các sinh vật sống trong phạm vi nhiệt độ 0 - 50°C. Tuy nhiên, cũng có một số sinh vật sống được ở nhiệt độ rất cao (như vi khuẩn ở suối nước nóng chịu được nhiệt độ 70 - 90°C) hoặc nơi cỏ nhiệt độ rất thấp (ấu trùng sâu ngô chịu được nhiệt độ -27°C).
Ví dụ 1. Cây sống ở vùng nhiệt đới, trên bề mặt lá có tầng cutin dày có tác dụng hạn chế thoát hơi nước khi nhiệt độ không khí cao. Ở vùng ôn đới, về mùa đông giá lạnh, cây thường rụng nhiều lá làm giảm diện tích tiếp xúc với không khí lạnh và giảm sự thoát hơi nước. Chồi cây có các vảy mỏng bao bọc, thân và rễ cây có các lớp bần dày tạo thành những lớp cách nhiệt bảo vệ cây.
Ví dụ 2. Động vật sống ở vùng lạnh và vùng nóng có nhiều đặc điểm khác nhau :
- Thú có lông (như hươu, gấu, cừu) sống ở vùng lạnh, lông dày và dài hơn lông cũng cùa loài đó nhưng sống ở vùng nóng.
- Đối với chim, thú, so sánh kích thước cơ thể của các cá thể cùng loài (hoặc loài gần nhau) phân bổ rộng ở cả Bắc và Nam Bán cầu, thì các cá thể sống ở nơi nhiệt độ thấp có kích thước cơ thể lớn hơn các cá thể sống ở nơi ấm áp. Ví dụ: Gấu sống ở vùng Bắc Cực có kích thước rất to, lớn hơn hẳn gấu sống ở vùng nhiệt đới.
Ví dụ 3. Nhiều loài động vật có tập tính lẩn tránh nơi nóng quá hoặc lạnh quá bằng cách: chui vào hang, ngủ đông hoặc ngủ hè... Người ta chia sinh vật thành hai nhóm:
- Sinh vật biến nhiệt có nhiệt độ cơ thể phụ thuộc vào nhiệt độ của môi trường. Thuộc nhóm này có các vi sinh vật, nấm, thực vật, động vật không xương sống, cá, ếch nhái, bò sát.
- Sinh vật hằng nhiệt có nhiệt độ cơ thể không phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường. Thuộc nhóm này bao gồm các động vật có tổ chức cơ thể cao như chim, thủ và con người.
Câu 5:
+ Hỗ trợ khi sinh vật sống với nhau thành nhóm tại nơi có diện tích (hoặc thể tích) hợp lí và có nguồn sống môi trường cung cấp đầy đủ cho sinh vật. Chúng hỗ trợ nhau để cùng tồn tại, phát triển như kiếm mồi, chống lại kẻ thù, báo hiệu nhau nơi trú ẩn tốt…
+ Cạnh tranh xảy ra khi số lượng cá thể tăng lên quá cao dẫn tới thiếu thức ăn, nơi ở, con đực tranh giành con cái... các cá thể trong nhóm cạnh tranh nhau gay gắt, dẫn tới một số cá thể phải tách ra khỏi nhóm.
Câu 6:
Mối quan hệ khác loài là quan hệ hỗ trợ và đối địch.
1. Quan hệ hỗ trợ:
a) Quan hệ cộng sinh: Là môi quan hệ nhất thiết phải xảy ra giữa hai loài, trong đó đôi bên cùng có lợi.
- Ví dụ: Sự cộng sinh giữa nấm và vi khuẩn lam thành địa y; sự cộng sinh giữa hải quỳ với tôm kí cư; sự cộng sinh giữa vi khuẩn nốt sần với cây họ đậu
- Ý nghĩa: Trồng cây họ đậu luân canh để cải tạo đất; bảo vệ vi khuẩn cộng sinh trong đường tiêu hóa ở người...
b) Quan hệ hội sinh: Là quan hệ giữa 2 loài khác nhau trong đó chỉ có lợi cho 1 bên.
Ví dụ: Sâu bọ sống nhờ trong tổ kiến, tổ mối; Kền kền ăn thịt thừa của thú.
2. Quan hệ đối địch:
a) Quan hệ ăn thịt con mồi: Loài này sử dụng loài kia làm nguồn thức ăn.
Ví dụ: Hổ ăn hươu, nai; cáo ăn gà...
- Con người vận dụng quan hệ này trong đời sống và thực tiễn sản xuất như nuôi mèo để bắt chuột; nuôi kiến để ăn rệp cây...
b) Quan hệ kí sinh: Một loài sống bám vào vật chu, sử dụng thức ăn của vật chủ.
Ví dụ: Giun sán kí sinh cơ thế động vật, dây tơ hồng sống bám trên thân, cành cây chủ…
c) Quan hệ bán kí sinh: Một loài sống bám trên cơ thể vật chủ, sử dụng một phần các chất trên cơ thề vật chủ.
Ví dụ: Cây tầm gửi sử dụng nước và khoáng của cây chủ để tổng hợp chất hữu cơ nhờ có diệp lục.
d) Quan hệ cạnh tranh sinh học: Biểu hiện ở các loài sống chung có sự tranh giành ánh sáng, thức ăn…
Ví dụ: Cạnh tranh sinh học giữa cây trồng với cỏ dại.
e) Quan hệ ức chế cảm nhiễm : Một số loài nhờ chứa phytônxit kìm hãm sự phát triển của loài khác.
Ví dụ: Chất gây đỏ nước của tảo giáp làm chết nhiều động, thực vật nổi ở ao hồ.
Câu 7:
Quần thể sinh vật là tập hợp những cá thế cùng loài, sinh sống trong một khoáng không gian nhất định, ở một thời điếm nhất định. Những cá thể trong quần thể có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới.
Đặc trưng cơ bản của quần thể:
1.Tỉ lệ giới tính.
2.Thành phần nhóm tuổi.
3.Mật độ quần thể
Câu 8:
Quần thể người có một số đặc trưng mà quần thể sinh vật khác không có là do con người có hệ thần kinh phát triển cho phép con người có tư duy, có trí thông minh sáng tạo, luôn làm việc có mục đích nên con người có khả năng tự điều chỉnh các đặc trưng sinh thái trong quần thể, đồng thời cải tạo thiên nhiên.
Ý nghĩa của việc phát triển dân số hợp lý của mỗi quốc gia:
Phát triển dân số hợp lí là điều kiện để phát triển bền vững của mỗi Quốc gia, tạo sự hài hòa giữa phát triển kinh tế - xã hội với sử dụng hợp lí tài nguyên, môi trường của đất nước.
Phát triển dân số hợp lí là không để dân số tăng quá nhanh dẫn tới thiếu nơi ở, nguồn thức ăn, nước uống, ô nhiễm môi trường, tàn phá rừng và các tài nguyên khác.
Phát triển dân số hợp lí là nhằm mục đích đảm bảo tốt chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân, gia đình và toàn xã hội, mọi người trong xã hội đều được nuôi dưỡng, chăm sóc và có điều kiện phát triển tốt.
Câu 9:
Quần xã sinh vật là một tập hợp những quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sống trong một không gian nhất định. Các sinh vật trong quần xã có mối quan hệ gắn bó như một thể thống nhất và do vậy, quần xã có cấu trúc tương đối ổn định
Sự khác nhau giữa quàn thể sinh vật và quần xã sinh vật:
- Quần thể sinh vật là tập hợp những cá thể cùng loài, sinh sống trong một khoảng không gian nhất định, ở một thời điểm nhất định. Ví dụ, quần thể các cây thông, quần thể chó sói, quần thể trâu rừng,...
- Quần xã là một tập hợp các quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau cùng sống trong một không gian nhất định. Ví dụ, quần xã núi đá vôi, quần xã vùng ngập triều, quần xã hổ, quần xã rừng lim, quần xã đồng cỏ, quần xã cây bụi,...
Câu 10:
Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và khu vực sống của quần xã (sinh cảnh). Trong hệ sinh thái, các sinh vật luôn luôn tác động lẫn nhau và tác động qua lại với các nhân tố vô sinh của môi trường tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định.
SV sản xuất: thực vật
SV tiêu thụ: thỏ, chuột, sâu hại thực vât, cáo, cú, ếch, nhái
SV phân giải: vsv