Ôn tập lịch sử lớp 7

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nam Cung Nguyệt Kiến

Câu 1: Lập bảng so sánh phong trài Tây Sơn có điểm gì giống và khác so với cuộc khởi nghĩa Lam Sơn ( gợi ý: giai cấp lãnh đạo, mục tiêu nhiệm vụ, phạm vi hoạt động, nghệ thuật quân sự ).

" Mọi người giúp tui với. "🌻

Thảo Phương
7 tháng 5 2020 lúc 18:54
Khởi nghĩa Lam Sơn Phong trào Tây Sơn
Giai cấp lãnh đạo Lê Lợi 3 anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ
Mục tiêu nhiệm vụ Chống lại sự đô hộ của nhà Minh, giành độc lập dân tộc Lật đổ chính quyền Trịnh, Nguyễn chống quân xâm lược Xiêm-Thanh.Vừa thống nhất đất nước, bảo vệ chủ quyền dân tộc
Phạm vi hoạt động

Ban đầu chỉ ở Đàng Trong nhưng sau khi nắm chắc tình hình Bắc Hà và cân nhắc mọi nhẽ, Nguyễn Huệ đã tự quyết định đưa quân ra Đàng Ngoài

1418-1423 – Khởi nghĩa hoạt động ở vùng Thanh Hóa

1424-1425 – Cuộc khởi nghĩa tiến vào khu vực phía Nam

Nghệ thuật quân sự

- Kết hợp quân sự và chính trị

-Nắm chắc ý định chiến lược của địch, sớm phát hiện sai lầm và khoét sâu sai lầm của chúng; đồng thời, tích cực tạo thời cơ và triệt để tận dụng thời cơ để kết thúc chiến tranh trong thời gian ngắn

-Vạch ra phương châm tác chiến chiến lược sáng suốt

-Chọn thời gian và không gian thích hợp

-Tiến công thần tốc, tiêu diệt địch bằng trận quyết chiến chiến lược, nhanh chóng kết thúc chiến tranh

-Làm cho địch chủ quan, kiêu ngạo,mặt khác ta không coi thường địch. Tuyệt đối giữ bí mật kế hoạch tấn công

-Giáo dục ý thức, lòng yêu nước cho quân đội

-Tập hợp được nhiều tướng lĩnh có tài, quan tâm đến đời sống của binh sĩ

- 1424 chuyển sang chủ động tấn công, ( thay đổi tiến công chiến lược vào Nghệ An) sự thay đổi về chiến thuật chuyển từ đấu tranh giai cấp, khởi nghĩa địa phương -> kháng chiến giải phóng dân tộc

- Việc vừa đánh vừa đàm được sử dụng một cách triệt để ( lợi dụng địa hình, lấy ít địch nhiều) được sử dụng khi tương quan so sánh lực lượng khi ta yếu với mục đích giảm nhuệ khí của địch, thăm dò địch, củng cố lực lượng

- Chiến thuật lấy ít địch nhiều, chiến tranh du kích, kháng chiến trường kì, công thành, đặc biệt đánh vào ý chí quân địch

-Khi đã giành nhiều thắng lợi với địch nhưng Lê Lợi và Nguyễn Trãi đã vận động giảng hòa kết thúc chiến tranh


Các câu hỏi tương tự
Đỗ Thị Hà
Xem chi tiết
Dương Ngô Minh Anh
Xem chi tiết
Beatiful_Sea_Rose
Xem chi tiết
Nguyên không ngu:))
Xem chi tiết
Lê Huyền Trang
Xem chi tiết
Nguyễn Hoàng Mỹ Nghi
Xem chi tiết
Bùi Thị Diễm Trang
Xem chi tiết
Hiền Thương
Xem chi tiết
Đứa Con Của Băng
Xem chi tiết