Bài 14: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên

AT Mobile

Câu 1 : là hs em sẽ làm gì góp phần bảo vệ đất nước ?

Câu 2 : thực trạng môi trường và tài nguyên thiên nhiên hiện nay và biện pháp bảo vệ ?

︵✰Ah
17 tháng 6 2020 lúc 20:26

Câu 1 : là hs em sẽ làm gì góp phần bảo vệ đất nước ?

HSSV đi đầu trong việc tích cực tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cộng đồng về quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển và hải đảo Việt Nam. Đồng thời tranh thủ các nguồn lực và sự ủng hộ từ hợp tác quốc tế với các nước bè bạn và các tổ chức quốc tế trên mọi lĩnh vực.

Tăng cường học tập, nghiên cứu, phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển, đảo.

Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cộng đồng về khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường vùng ven biển, hải đảo.

Tăng cường tuyên truyền, phổ biến kiến thức phòng ngừa, ứng phó, kiểm soát và khắc phục hậu quả thiên tai, sự cố môi trường biển.

Xây dựng và quảng bá thương hiệu biển Việt Nam.

Góp phần tuyên truyền nâng cao nhận thức về vị thế quốc gia biển và hội nhập quốc tế trong quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển, đảo.

Khuyến khích học sinh, sinh viên tham gia vào học các ngành nghề liên quan tới biển, đảo.

Câu 2 : thực trạng môi trường và tài nguyên thiên nhiên hiện nay và biện pháp bảo vệ ?

Bảo vệ môi trường là một vấn đề sống còn của đất nước, của nhân loại; là nhiệm vụ có tính xã hội sâu sắc, gắn liền với cuộc đấu tranh xoá đói giảm nghèo ở mỗi nước, với cuộc đấu tranh vì hoà bình và tiến bộ xã hội trên phạm vi toàn thế giới.

- Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân.

- Bảo vệ môi trường là một nội dung cơ bản không thể tách rời trong đường lối, chủ trương và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tất cả các cấp, các ngành, là cơ sở quan trọng bảo đảm phát triển bền vững, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

- Coi phòng ngừa và ngăn chặn ô nhiễm là nguyên tắc chủ đạo kết hợp với xử lý ô nhiễm, cải thiện môi trường và bảo tồn thiên nhiên.

- Kết hợp phát huy nội lực với tăng cường hợp tác quốc tế trong bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

ĐỂ ĐẠT ĐƯỢC MỤC TIÊU TRÊN CẦN TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP SAU ĐÂY:

1 - Thường xuyên giáo dục, tuyên truyền, xây dựng thói quen, nếp sống và các phong trào quần chúng bảo vệ môi trường.

Đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào chương trình giáo dục của tất cả các bậc học trong hệ thống giáo dục quốc dân.

Tạo điều kiện và khuyến khích để người dân thường xuyên nhận được các thông tin về môi trường như một biện pháp cơ bản bảo vệ môi trường.

Động viên hướng dẫn nhân dân thực hiện nếp sống sạch, hợp vệ sinh, giữ gìn vệ sinh công cộng.

Tiếp tục đẩy mạnh các phong trào quần chúng bảo vệ môi trường như phong trào Xanh - Sạch - Đẹp, Vườn - Ao - Chuồng (VAC), Vường - Ao - Chuồng - Rừng (VACR), Tuần lễ nước sạch và vệ sinh môi trường, gia đình văn hoá, vệ sinh tốt ...

2- Hoàn chỉnh hệ thống văn bản pháp luật bảo vệ môi trường, ban hành các chính sách về phát triển kinh tế phải gắn với bảo vệ môi trường, nghiêm chỉnh thi hành Luật bảo vệ môi trường.

Rà soát và ban hành đồng bộ các văn bản dưới luật, bảo đảm nâng cao hiệu lực của luật.

Ban hành các chính sách về thuế, tín dụng nhằm khuyến khích áp dụng các công nghệ sạch.

Thể chế hoá việc đóng góp chi phí bảo vệ môi trường.

Thể chế hoá việc phối hợp giải quyết các vấn đề phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường: trong các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội phải có các chỉ tiêu, biện pháp bảo vệ môi trường. Tính toán hiệu quả kinh tế, so sánh các phương án phải tính toán cả chi phí về bảo vệ môi trường.

3- Chủ động phòng chống ô nhiễm và sự cố môi trường, khắc phục tình trạng suy thoái môi trường.

Thực hiện nghiêm chỉnh quy định của Luật bảo vệ môi trường về báo cáo đánh giá tác động môi trường trong việc xét duyệt cấp phép các quy hoạch, các dự án đầu tư. Nếu báo cáo đánh giá tác động môi trường không được chấp nhận thì không cho thực hiện các quy hoạch, dự án này.

Đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh đang hoạt động, căn cứ vào kết quả đánh giá tác động môi trường, các Bộ, ngành, các tỉnh, thành phố tổ chức phân loại các cơ sở gây ô nhiễm và có kế hoạch xử lý phù hợp: cơ sở nào gây ô nhiễm quá mức cho phép, thì phải quy định thời gian xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường cho phép, cơ sở nào gây ô nhiễm nghiêm trọng nhất thì kiên quyết đình chỉ hoạt động hoặc di chuyển địa điểm.

- Áp dụng công nghệ sạch, ít phế thải, tiêu hao ít nguyên liệu và năng lượng.

Các đô thị, các khu công nghiệp phải sớm có và thực hiện tốt phương án xử lý chất thải, ưu tiên xử lý chất thải độc hại, chất thải bệnh viện.

Chính phủ khẩn chương thông qua kế hoạch quốc gia ứng cứu sự cố tràn dầu trên biển, kế hoạch nghiên cứu khắc phục hậu quả chất độc hoá học dùng trong chiến tranh đối với môi trường và con người.

4- Khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học, bảo tồn thiên nhiên.

Áp dụng các biện pháp kinh tế và luật pháp cần thiết tăng nhanh tỷ lệ che phủ rừng, thực hiện nghiêm chỉnh lệnh đóng cửa rừng tự nhiên, bảo vệ rừng đi đôi với việc giải quyết định canh định cư, giải quyết việc làm và cung cấp đầy đủ lương thực cho dân sinh sống với rừng; mở rộng diện tích các khu bảo tồn động thực vật hoang dã, các vườn quốc gia bảo vệ đa dạng sinh học.

Nhanh chóng chấm dứt tình trạng khai thác khoáng sản bừa bãi gây lãng phí tài nguyên, huỷ hoại rừng, suy thoái đất và ô nhiễm môi trường.

Chấm dứt ngay việc sử dụng các biện pháp có tính huỷ diệt (như điện, xung điện, chất nổ, chất đốt...) để khai thác nguồn lợi thuỷ hải sản.

Tăng cường các biện pháp quản lý tổng hợp nguồn nước theo lưu vực sông, khẩn trương nghiên cứu các phương án đối phó với nguy cơ thiếu nước trong những năm tới.

5- Tăng cường và đa dạng hoá đầu tư cho hoạt động bảo vệ môi trường.

Có chính sách và cơ chế huy động tối đa mọi nguồn lực từ các ngành, các thành phần kinh tế và của người dân để bảo vệ môi trường.

Ngay từ kế hoạch nhà nước năm 1999, Chính phủ, các ngành và các địa phương cần có khoản mục kế hoạch về bảo vệ môi trường với kinh phí để thực hiện kế hoạch này.

Chính phủ quy định mức đầu tư cho bảo vệ môi trường đối với các doanh nghiệp nhà nước.

Khuyến khích mọi tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước đầu tư cho bảo vệ môi trường của Việt Nam.

6- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường từ trung ương đến địa phương.

Nâng cấp cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường ở trung ương, tạo điều kiện cần thiết về tổ chức, nhân lực, cơ sở vật chất kỹ thuật để cơ quan này đủ sức thực hiện tốt chức năng quản lý môi trường, kết hợp chặt chẽ với việc tư vấn hoạch định các chủ chương chính sách về phát triển bền vững, sử dụng hợp lý các loại tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là tài nguyên rừng, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản và nguồn lợi thuỷ sản.

Tăng cường năng lực quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường cho các địa phương.

7- Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học và công nghệ, đào tạo cán bộ, chuyên gia về lĩnh vực bảo vệ môi trường.

Xây dựng mạng lưới quan trắc môi trường, đánh giá và dự báo diễn biến môi trường của cả nước.

Hình thành hệ thống cơ sở nghiên cứu khoa học và công nghệ môi trường.

Tổ chức hệ thống đào tạo cán bộ, chuyên gia thuộc lĩnh vực môi trường với các cấp trình độ, các loại ngành nghề đồng bộ, đáp ứng được yêu cầu của công tác bảo vệ môi trường.

Chú trọng hình thành và phát triển ngành công nghệ môi trường phù hợp với điều kiện nước ta.

8- Mở rộng hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường.

Mở rộng hợp tác khu vực và quốc tế về bảo vệ môi trường.

Tham gia các chương trình hợp tác có mục tiêu để giải quyết các nhiệm vụ bảo vệ môi trường chung với các quốc gia có liên quan (chung biên giới, chung vùng biển, vùng trời, chung dòng sông...).

❤~~~ Học tốt~~~❤AT Mobile

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Võ Duy Danh Phan
Xem chi tiết
Diệp Chi
Xem chi tiết
Đoàn Nguyen
Xem chi tiết
Trần Chí Công
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Vy :3
Xem chi tiết
Trần Yến Nhi
Xem chi tiết
đạt
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
phuong nguyễn
Xem chi tiết