Câu 1:
-Nam châm điện và nam châm vĩnh cữu là 2 loại thường gặp
Mỗi nam châm đều có hai cực là cực Bắc và cực Nam. Chúng là vật liệu mang từ tính có khả năng hút được kim loại bằng sắt. Đặc tính của nam châm dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về vật liệu này.
Nam châm mang từ tính, sắt cũng là vật liệu từ tính vì vậy bất kỳ vật liệu nào bằng sắt đều sẽ bị hút. Trong khi đó, các kim loại khác như nhôm, đồng, vàng,.. không có từ tính nên sẽ không bị nam châm hút.
Khi hai nam châm được đặt gần nhau chúng sẽ tạo ra lực đẩy hoặc hút nhau. Những lực này tạo ra mạnh nhất ở hai đầu nam châm. Hai đầu của một nam châm được gọi là cực bắc và cực nam. Nếu đưa hai nam châm cùng cực hướng về nhau, chúng sẽ tạo ra một lực đẩy. Nếu hai nam châm khác cực được đưa lại gần nhau chúng sẽ hút lẫn nhau.
Một số nam châm có sức mạnh hơn những nam châm khác. Nam châm mạnh hơn sẽ tạo ra lực đẩy, kéo mạnh hơn đối với các nam châm yếu.
Nam châm hiện nay có rất nhiều hình dạng khác nhau và con người cũng tạo ra nhiều loại nam châm hơn với rất nhiều chất liệu. Với chất liệu cùng quy trình sản xuất khác nhau, tạo ra các nam châm có lực từ mạnh hay yếu phù hợp với yêu cầu. Mỗi loại nam châm lại được ứng dụng vào các nành công nghiệp sản xuất khác nhau.
Câu 2
Lực từ là lực của từ trường tác dụng lên một vật mang hạt điện tích chuyển động (khung dây, đoạn dây, vòng dây tròn có điện…)
Từ trường là một dạng vật chất tồn tại trong không gian mà biểu hiện cụ thể là sự xuất hiện của lực từ tác dụng lên một dòng điện hây một nam châm đặt trong đó.
Từ phổ là hình ảnh cụ thể về các đường sức từ. Có thể thu được từ phổ bằng cách rắc mạt sắt lên tấm nhựa đặt trong từ trường và gõ nhẹ.